Với loại phòng dưới 40m2, dù có "công năng" đủ dùng để ở thì cũng không thể khái niệm và luật hoá thành nhà, căn hộ. Loại phòng này chỉ nên dùng cho người lưu trú có thời hạn, không xác lập quyền tài sản riêng và chỉ được xây dựng với mục đích cho thuê.
Ở Hồng Kông, người ta gọi loại “căn hộ” 25m2 là “căn hộ quan tài”, vì thực ra, nếu quan sát vài khu nhà như vậy, thì gọi tên thế cũng có vẻ đúng.
Và thật sự mà nói, Hồng Công hay một số quốc gia từng cho phép loại hình “căn hộ” này hiện nay đang rất đau đầu để giải quyết nó. Nó không hề mới mẻ gì, ngay từ giai đoạn thuộc địa đầu thế kỷ 20 đã xuất hiện rồi.
Việt Nam đi sau, nếu không nhìn thấy những hệ luỵ của nó thì chả khác gì người vừa câm vừa điếc vừa mù.
Không thể cho phép hình thành loại căn hộ chung cư chỉ 25m2, để cho nó chính danh đủ điều kiện trở thành nhà ở được. Đừng lấy danh nghĩa là giúp người nghèo có nhà, đạo đức giả cả thôi, vì đơn giá bán tính ra sẽ rất cao (tổng giá trị thấp do nó diện tích nhỏ mà thôi).
Tôi đánh giá cao các nhà báo, chuyên gia, những người hiểu biết và kiên định phản biện vấn đề này. Bởi vì nếu như để cho vài doanh nghiệp làm kiểu “căn hộ quan tài” này, doanh nghiệp có lợi lớn, người mua nhà không hề có lợi và xã hội thì thiệt hại.
Với loại phòng dưới 40m2, dù có “công năng” đủ dùng để ở thì cũng không thể khái niệm và luật hoá thành nhà, căn hộ. Loại phòng này chỉ nên dùng cho người lưu trú có thời hạn, không xác lập quyền tài sản riêng và chỉ được xây dựng với mục đích cho thuê.
Nếu Chính Quyền không cảnh giác, mà sơ hở hoặc bị tí dư luận áp lực bởi vài doanh nghiệp “chí phèo” trong việc cho phép Luật hoá loại “nhà ở” này, hậu quả xã hội gánh chịu sẽ rất lớn.
Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch HĐQT LDG