Năm 2019 sắp kết thúc, ai cũng cần học cách tránh 7 sai lầm tài chính cá nhân khiến nhiều người mất tiền oan

12/12/2019 18:35

Rất nhiều người đã mất hàng trăm, hàng ngàn đô la vì mắc phải các sai lầm cơ bản khi giải quyết vấn đề tài chính cá nhân. Ai muốn làm giàu không chỉ kiếm tiền giỏi mà còn phải biết cách giữ tiền.

Rất nhiều người đã mất hàng trăm, hàng ngàn đô la vì mắc phải các sai lầm cơ bản khi giải quyết vấn đề tài chính cá nhân. Ai muốn làm giàu không chỉ kiếm tiền giỏi mà còn phải biết cách giữ tiền.

Một năm sắp kết thúc và chúng ta lại chuẩn bị những kế hoạch cho năm mới đến. Nhiều người vẫn miệt mài công việc, có người chọn trở về gia đình thì cũng có người thích một kỳ nghỉ ngắn để giải tỏa áp lực. Nhưng hầu hết mọi người đều có chung một mối quan tâm là giải quyết các vấn đề tài chính trước khi hết năm.

Rất nhiều khoản tiền cần được làm rõ vào mỗi dịp cuối năm để chuẩn bị cho năm mới: trả nợ tín dụng, nợ thế chấp, tích lũy tiết kiệm, trả thuế… Hầu như chúng ta đang dồn tất cả những khoản đó vào dịp cuối năm duy nhất để giải quyết, dẫn đến một mớ bòng bong.

Nếu bạn muốn trở thành một triệu phú hay chỉ đơn giản là hình thành thói quen chi tiêu lành mạnh, thì điều quan trọng nhất là nên học hỏi từ giới siêu giàu, và đặc biệt là tránh xa 7 sai lầm thường mắc phải vào các dịp “hạch toán cuối năm” này:

  1. Không làm thống kê hàng tháng

Đây là điều được nói đi nói lại về vấn đề quản trị tài chính cá nhân nhưng không phải ai cũng làm được. Cuối năm, bạn có thể tổng hợp lại thống kê chi tiêu của 3 tháng gần nhất để có cái nhìn tổng quan về những khoản chi của mình. Có những khoản thuộc hạng mục bắt buộc nhưng cũng sẽ có những mục mà bạn có thể hủy bỏ ngay lập tức vì chúng không đem lại giá trị thiết thực nào cho cuộc sống.

  1. Không tận dụng những khoản thưởng tín dụng

Nếu bạn đã muốn đăng ký một thẻ tín dụng mới, thì kỳ nghỉ lễ là thời điểm tuyệt vời để làm điều đó. Nhiều ngân hàng có các gói ưu đãi lớn (miễn phí lập thẻ, duy trì thẻ 1 năm…) hay có những phần quà lớn dành cho khách hàng trong các cơn sốt mua sắm này.

Bạn cũng nên chú ý làm thẻ ở các ngân hàng hỗ trợ việc mua sắm tốt nhất. Ví dụ, bạn hay mua đồ online và thanh toán quẹt thẻ thì nên làm thẻ ở ngân hàng nào có liên kết đa dạng và mức phí thấp nhất.

  1. Không lên kế hoạch cho các dự định lớn

Các sự kiện quan trọng sẽ cần khoản tiền lớn (mua xe, mua nhà, cưới xin…) và vì thế bạn rất cần lên kế hoạch để tích lũy chi tiêu từ bây giờ.

Bạn cần dự định ngày diễn ra sự việc đó cũng như tổng số tiền ước tính. Sau đó chia tổng số tiền ra hàng tháng để trích từ các khoản thu ra. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, mọi thứ không bao giờ có thể xảy ra đúng như chúng ta mong muốn nên một khoản tiết kiệm đường dài là luôn cần thiết.

  1. Cố giữ những khoản đầu tư không đem lại lợi nhuận

Thu nhập từ vốn (lợi nhuận bạn nhận được sau khi bán một tài sản vốn, chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu hoặc bất động sản) và thua lỗ (khi bạn bán một tài sản vốn với giá thấp hơn số tiền bạn đã trả cho nó) ảnh hưởng đến số tiền thuế bạn phải đóng. Vì thế, đừng ngại thoát ra khỏi chúng ngay khi có thể.

Việc cần làm vào cuối năm là xem xét lại tất cả các khoản đầu tư của bạn xem có khoản nào đang ở thế thua lỗ hay không. Và nếu có thì hãy chắc chắn bán ra trước ngày 31/12 để khóa lỗ vốn trên tờ khai thuế của bạn. (Lỗ vốn vào cổ phiếu, các quỹ và các khoản đầu tư khác có thể được sử dụng để làm giảm thu nhập từ tăng vốn.)

  1. Giữ tiền "nằm im" trong tài khoản tiết kiệm

Bạn đang làm việc chăm chỉ để kiếm tiền nhưng lại để đồng tiền nằm im? Đó là một sai lầm của rất nhiều người khi đã gửi tích lũy tiền trong tài khoản ngân hàng hay những quỹ tiết kiệm lãi suất trung bình chỉ 5-6%.

Nếu bạn có một khoản tiền kha khá nhưng vẫn sợ đầu tư mạo hiểm thì lời khuyên là sao không gửi sang một tài khoản tiết kiệm lãi suất cao hơn ở một ngân hàng mới (mà sẽ cần bạn nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định). Còn nếu không, hãy thử đầu tư từ những khoản nhỏ trước xem sao.

  1. Không cập nhật chứng từ thuế đầy đủ, đúng hạn

Điều này phù hợp hơn với các doanh nghiệp khi thông thường đến tháng 3 mới là kết toán thuế doanh nghiệp. Nhưng việc này sẽ nhẹ nhàng hơn nếu bạn có kế hoạch và các chứng từ theo dõi từng tháng và sẽ rất thông minh khi giữ tất cả các báo cáo thuế và các tài liệu hỗ trợ cho ít nhất ba năm.

 

Trần Ngọc - Theo Nhịp sống kinh tế

http://nhipsongkinhte.ttvn.vn/song/nam-2019-sap-ket-thuc-ai-cung-can-hoc-cach-tranh-7-sai-lam-tai-chinh-ca-nhan-khien-nhieu-nguoi-mat-tien-oan-42019121263359585.htm

 

Bạn đang đọc bài viết "Năm 2019 sắp kết thúc, ai cũng cần học cách tránh 7 sai lầm tài chính cá nhân khiến nhiều người mất tiền oan" tại chuyên mục Đời sống. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về hòm thư thuonghieuplus.hcm@gmail.vn hoặc liên hệ hotline 0941996262.