Bất động sản Thuận An nổi “sóng” trước ngày lên thành phố

12/03/2020 10:16

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết số 857/NQ về việc thành lập thành phố mới Thuận An có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2020, Nghị quyết vừa được thông qua, thị trường bất động sản nơi đây lập tức nổi “sóng”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết số 857/NQ về việc thành lập thành phố mới Thuận An có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2020, Nghị quyết vừa được thông qua, thị trường bất động sản nơi đây lập tức nổi “sóng”.

Thuận An – Điểm nóng trung tâm hành chính mới của Bình Dương

Theo Nghị quyết, thành phố mới Thuận An được thành lập trên cơ sở 83,71 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 508.433 người. Thành phố Thuận An sẽ tiếp giáp thành phố Dĩ An, thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Tân Uyên và TPHCM. Sau khi thành lập, thành phố Thuận An sẽ có 10 đơn vị hành chính gồm các phường: An Phú, An Thạnh, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Bình Nhâm, Hưng Định, Lái Thiêu, Thuận Giao, Vĩnh Phú và xã An Sơn.

Vị trí địa lý của thành phố mới Thuận An được xem là nơi có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tiếp giáp với hai địa phương lớn là Đồng Nai và TPHCM.

Bên cạnh đó, đa số các khu công nghiệp lớn đều nằm ở hai địa phương này, được xem là cửa ngõ trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương.

Thực tế, theo ghi nhận của chúng tôi, sau nhiều năm hình thành và phát triển, Thuận An đã chuyển mình mạnh mẽ, tạo nên sức bật mới xứng đáng là một trung tâm tài chính mới của tỉnh Bình Dương. Hiện Thuận An cũng được biết đến là nơi quy tụ nhiều trung tâm thương mại vui chơi mua sắm, bệnh viện và các khu công nghiệp lớn. Nơi đây cũng là đô thị vệ tinh của TPHCM đang được tập trung phát triển trên nhiều phương diện khác nhau. Nhiều dự án giao thông kết nối với TPHCM, sân bay, cảng biển…

Đáng kể nhất là các dự án phát triển hạ tầng giao thông: xây cầu vượt nút giao ngã 6 vòng xoay An Phú giữa Thuận An và Dĩ An; đề án cải tạo, mở rộng quốc lộ 13 lên 6 làn xe nối Bình Dương – TPHCM, xây cầu vượt tại giao lộ quốc lộ 13 – cầu Ông Bố thuộc thành phố Thuận An. Dự kiến đến năm 2022 sẽ đi vào hoạt động, giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển từ Thuận An đến TPHCM.

Bên cạnh những thuận lợi trước những dự án giao thông tầm cỡ, thị trường bất động sản nơi đây còn được hỗ trợ lớn từ sự phát triển của các khu công nghiệp như: VSIP, Sóng Thần, Nam Tân Uyên, Uyên Hưng… đang tập trung hàng chục ngàn chuyên gia, kỹ sư và công nhân sinh sống, làm việc đang có nh cầu lớn về nhà ở. Đây là những điểm sáng để thị trường bất động sản Thuận An không ngừng gia tăng giá trị.

Đua nhau gom hàng, đón sóng

Theo bảng giá đất vừa được UBND tỉnh Bình Dương công bố giai đoạn 2020 – 2024 thì giá đất trên địa bàn tỉnh này đã tăng từ khoảng 5 – 30%. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, thực tế giá thị trường nhà đất trên địa bàn thành phố Thuận An còn tăng cao hơn. Có nơi tăng khoảng 50 – 60% sau khi thông tin thành lập thành phố mới Thuận An được cơ quan chức năng thông qua. Nắm bắt thời cơ, các doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động sản cũng đua nhau đổ về gom hàng chờ tăng giá. Đặc biệt hầu hết các “ông” lớn trong làng bất động sản như: Tập đoàn Tecco, Tập đoàn Vin Group, DCT Group, Tập đoàn Đất Xanh… đều có mặt nơi đây.

Nếu như trước đây giá căn hộ khu vực này chỉ trên dưới khoảng một 1 tỷ đồng thì nay hầu hết ở mức giá trên dưới 1,3 tỷ đồng. Đặc biệt các dự án ở vị trí đắc địa vừa ra mắt thị trường lập tức được các nhà đầu tư săn tìm. Điền hình dự án Trung tâm thương mại kết hợp căn hộ chung cư Tecco Home ở vị trí “đất vàng” ngay mặt tiền ĐT 473 cạnh vòng xoay An Phú thuộc phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương nhưng lại có giá bán khá mềm, vừa hé lộ thông tin ra thị trường lập tức đã được các nhà đầu tư đua nhau tìm đến. Dự án có diện tích 4.497,5 m2 hiện đã cơ bản hoàn thiện pháp lý theo quy định. Dự án được đầu tư đầy đủ các hạng mục tiện ích nội khu như: Công viên cây xanh, trung tâm thương mại, khu tập thể dục thể thao, sân chơi cho trẻ em, khu BBQ…

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, tính đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương có khoảng 400 dự án được UBND tỉnh chấp thuận cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong đó riêng Thuận An chiếm khoảng trên dưới 100 dự án.

Theo các chuyên gia kinh tế, khoảng một năm gần đây, thị trường nhà ở TPHCM đang bị đẩy lên quá cao khiến các nhà đầu tư đang dần rời bỏ thị trường nơi đây để tìm đến các thị trường mới. Trong đó, Bình Dương đang có lợi thế lớn nhất, vừa được xem là đô thị vệ tinh của TPHCM, vừa có hạ tầng phát triển đồng bộ lại có các đô thị chuẩn bị lên thành phố. Nên việc thị trường bất động sản Thuận An nóng sốt không có gì lạ. Thậm chí dự báo khi khu vực này chính thức lên thành phố tình hình thị trường sẽ còn nóng hơn.

Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương vừa thông qua tờ trình về chủ trương đầu tư dự án cải tạo, mở rộng QL13 được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) và hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT). QL 13 là trục giao thông xương sống của hệ thống giao thông tỉnh Bình Dương và nằm trong hệ thống đường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), có tên quốc tế là AH13 (ASEAN Highway) sẽ giúp nâng cao vị thế của Bình Dương lên vị trí dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp, đô thị, thu hút đầu tư.

 

Theo tieudung.vn

Bạn đang đọc bài viết "Bất động sản Thuận An nổi “sóng” trước ngày lên thành phố" tại chuyên mục Bất động sản. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về hòm thư thuonghieuplus.hcm@gmail.vn hoặc liên hệ hotline 0941996262.