Người đàn ông ngồi trên ghế sofa gãi ngứa liên tục, con gái thấy vậy chạy lại hỏi thăm: “Ba bị sao vậy ba, ba ngứa mà hát luôn á hả. Nếu mà ngứa quá thì ba xức dầu vào đi. Ba ngồi đó gãi quài cũng không đỡ”. Nghe con hỏi thăm, người ba nói: “Không biết ba bị sao mà bị ngứa ở mu bàn tay như có con gì nó đang bò dưới da”. Nghe lý do xong, người con tỏ vẻ không tin tưởng lắm vì làm gì có con gì chui xuống dưới da của mình được đó chỉ là tưởng tượng mà thôi hoặc là ăn cái gì nên bị ngứa.
Bất ngờ có cô hàng xóm ghé thăm hỏi thăm tình hình, người ba nhanh chóng kể tình trạng của mình: “Hồi sáng, tôi kêu ly cà phê uống xong ngứa quá phải bỏ ly cà phê. Đây nè tôi cảm thấy ngứa ở mu bàn tay như có con gì nó đang bò dưới da vậy đó”. Dù người con tỏ vẻ không tin tưởng nhưng cô hàng xóm nhanh chóng nói: “Thiệt đó, có con gì nó bò dưới da khiến mình bị ngứa. Chắc là anh bị ấu trùng chui vào da rồi. Mấy người hay đụng vào đất và cát thì ấu trùng nó sẽ chui vào da của mình”. Nhìn thấy hai người vẫn chưa hiểu rõ về ấu trùng chui vào da, cô hàng xóm nhanh chóng mời bác sĩ tư vấn.
Giải đáp các thắc mắc của các nhân vật trong tình huống, Bác sĩ Bùi Trọng Hợp cho biết: “Giun nó mà nằm dưới da trong khoa học người ta gọi là bệnh ấu trùng di chuyển. Ấu trùng của ký sinh trùng mà di chuyển ở dưới da nhiều khả năng là do một loại giun móc tên khoa học là Ancylostoma và thường nó là loại giun móc ở trên chó mèo. Lý do vì sao giun móc trên chó mèo lại gây ra tình trạng ấu trùng di chuyển dưới da của người là do chu trình phát triển của con giun móc. Thông thường thì nó sẽ nằm ở trong hệ tiêu hoá của chó và mèo, nó phát triển ra những chứng của con giun nó được thải qua phân. Và khi nó ra ngoài đất thì sẽ chuyển thành một dạng ấu trùng. Bình thường ấu trùng đó sẽ tìm tới da của con chó và mèo, nó sẽ xuyên qua da chó và mèo đi vào hệ thống mạch của cơ thể chó mèo. Tuy nhiên, khi ấu trùng giun đũa chó mèo khi nó xâm nhập vào da người thì nó sẽ xuyên qua da người. Do đối tượng không phù hợp nên không dễ dàng xuyên vào hệ thống mạch máu của cơ thể người”.
Nói về nguyên nhân bị mắc bệnh, bác sĩ Hợp cho biết thêm: “Khi chúng ta tiếp xúc lên những vùng đất dơ mà chứa chất thải của các động vật trong đó nó có chứa trứng giun và khi nó chuyển sang ấu trùng chúng ta tiếp xúc thì chúng ta có thể bị xâm nhập qua đường da. Việc chẩn đoán bị mắc bệnh ấu trùng dưới da chủ yếu là chẩn đoán lâm sàng. Tức là một hình ảnh rất đặc trưng là một đường ngoằn ngoèo mà nó tiến triển ở cái đoạn đầu và có bóng nước, nước. Song song với lại đó thường là sẽ xuất hiện trên những đối tượng tiếp xúc với đất nhiều, ví dụ như là nông dân, người chăm sóc chó mèo”.
“Những lưu ý để phòng tránh nhiễm giun và các loại ký sinh trùng khác. Thứ nhất, vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ phải thường xuyên sát trùng. Thứ hai, luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội. Thứ ba, nên rửa rau kỹ lưỡng bằng nước sạch hoặc nước rửa tay chuyên dụng. Thứ tư, không đi chân trần nếu làm vườn, dọn rác cần đi ủng mang khẩu trang găng tay. Thứ năm, không dùng phân tươi để bón rau, bón cây. Thứ sáu, đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt côn trùng thân thiện với môi trường. Thứ bảy, phải có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình”.