Nhiều tiền như VNPT: Đem nửa tài sản đi gửi ngân hàng

05/07/2023 07:34

Năm 2022, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của VNPT chiếm đến 53% tổng tài sản của doanh nghiệp này.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa gây chú ý trên thị trường khi có lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lớn trong năm 2022. Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022, tập đoàn ghi nhận khoản mục này lên tới 54.270 tỷ đồng, tăng 4.057 tỷ đồng so với năm trước.

Con số này "vượt mặt" cả một số ông lớn khác như Sabeco (23.500 tỷ đồng), Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV, 32.994 tỷ đồng) hay Hòa Phát (34.592 tỷ đồng).

Nhờ khoản tiền nhàn rỗi khủng lồ này, VNPT ghi nhận 2.645 tỷ đồng lãi tiền gửi trong năm 2022.

Tuy nhiên, đây không không phải là năm đầu tiên, VNPT có lượng tiền mặt và số tiền nhàn rỗi lớn. Trong 5 năm vừa qua, khoản tiền này liên tục tăng đều đặn qua từng năm và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản. Đến năm 2022, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của VNPT chiếm đến 53% tổng tài sản doanh nghiệp.

tacnghiepkinhtechungkhoanvn-stores-news-dataimages-2023-072023-04-15-nh20230704152816-1688517133.png
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC VNPT

Về kết quả kinh doanh, năm 2022, VNPT thu về 6.965 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, lãi sau thuế đạt 5.412 tỷ đồng, tăng 6,8%. Như vậy, khoản lãi tiền gửi 2.645 tỷ đồng của VNPT chiếm đến 1/3 lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp này.

Ở chiều ngược lại, VNPT cũng không có nhiều khoản nợ vay ngân hàng. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 0,02 lần trong năm 2022. Tuy nhiên, công ty có tổng nợ phải trả là 30.533 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản trả người bán ngắn hạn, trả người lao động, quỹ khen thưởng phúc lợi....

 

Theo Hoàng Yến/Kiến thức Đầu tư
Bạn đang đọc bài viết "Nhiều tiền như VNPT: Đem nửa tài sản đi gửi ngân hàng" tại chuyên mục Tài chính. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về hòm thư thuonghieuplus.hcm@gmail.vn hoặc liên hệ hotline 0941996262.