Ngoài khoản lỗ khổng lồ lên tới hơn 4.000 tỷ đồng, vượt qua cả vốn điều lệ công ty, những phi vụ làm ăn khác của Jetstar Pacific Airlines còn có nguy cơ gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền khổng lồ.
Ngoài khoản lỗ khổng lồ lên tới hơn 4.000 tỷ đồng, vượt qua cả vốn điều lệ công ty, những phi vụ làm ăn khác của Jetstar Pacific Airlines còn có nguy cơ gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền khổng lồ.
Cho đối tác yếu năng lực thuê máy bay
Việc làm ăn thua lỗ, không cạnh tranh được với các hãng hàng không khác trong nước, Jetstar Pacific Airlines (JPA) đã phải tìm hướng đi khác, là cho thuê máy bay để bù lại khoản lỗ hơn 4.000 tỷ đồng.
Ngày 13/2/2020, tại Báo cáo số 8/TCTHK-CBCJPA, trong đó nêu rõ, thực hiện định hướng giảm quy mô đội bay, giảm lỗ trong bối cảnh thị trường nội địa cạnh tranh gay gắt và Vietjet tăng tải lấy thị phần để IPO. JPA cho biết đã hoàn thiện các thủ tục cần thiết để cho thuê 2 máy bay MSN2331 và MSN2340.
Đối tác mà JPA lựa chọn cho thuê máy bay là Pan Pacific Airlines (PPA), một hãng hàng không phục vụ thị trường Hàn Quốc. Theo báo cáo, đây là thương hiệu có năng lực yếu trong ngành hàng không, khai thác các chuyến bay không đồng đều do ít được các khách hàng lựa chọn.
Hợp đồng JPA cho PPA thuê hai máy bay MSN2331 và MSN2340 đã được ký từ năm 2017, có thời hạn 6 năm, PPA phải đặt cọc trước 4 tháng tiền thuê, tương đương 740 nghìn USD/máy bay. PPA cũng phải trả trước 1 tháng tiền thuê máy bay bắt đầu từ ngày ký hợp đồng. Ngoài ra, PPA còn cung cấp cho JPA thư bảo lãnh của công ty này cũng như cá nhân ông Sang Kuk Kim (chủ sở hữu PPA).
Thời hạn mà JPA cho PPA thuê máy bay đã gần 3 năm. Nhưng JPA không những không nhận được lợi nhuận như mong muốn ban đầu. Tại buổi làm việc của JPA với PPA vào tháng 2/2020, không những không trả đủ tiền thuê máy bay hàng tháng, khoản nợ của PPA đã tương đương với mức đặt cọc và các khoản tiền khác JPA đang tạm giữ. Báo cáo số 8/TCTHK-CBCJPA nêu rõ. JPA đã thông báo kế hoạch thu lại hai chiếc máy bay đang cho thuê. Tuy nhiên, PPA không đồng ý, còn đưa ra yêu cầu tiếp tục giữ cả hai máy bay, hoặc trả 1 chiếc, tiếp tục thuê 1 chiếc. Từ tháng 4/2020, nếu PPA không có phương án trả nợ thì sẽ trả lại 2 máy bay cho JPA.
Tuy nhiên, PPA là một đơn vị hàng không có năng lực yếu, không được nhiều khách hàng lựa chọn, vì thế số nợ của hãng hàng không này không chỉ nằm ở khoản tiền thuê máy bay của JPA. Tại Philippines, nơi bảo dưỡng 2 chiếc máy bay nêu trên, PPA nợ gần 850.000 USD của nhà chức trách và các đối tác. Vì thế, dù có thực hiện thu hồi nợ và máy bay bằng tố tụng, JPA cũng mất tới 5 năm, còn có thể phát sinh nhiều rủi ro pháp lý.
Tại báo cáo số 8/TCTHK-CBCHPA, JPA cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, nguy cơ phá sản của PPA rất lớn, cho nên JPA phải xem xét phương án chấm dứt hợp đồng, sớm thu lại 2 máy bay để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, phương án khả thi nhất thì JPA không đưa ra được.
Nguy cơ thiệt hại hàng triệu USD
Việc JPA thực thi quyền thu hồi máy bay theo quy định trong hợp đồng, đơn phương thu hồi máy bay có khả năng mang lại nhiều rủi ro, phát sinh nhiều vấn đề nếu PPA không chịu hợp tác. Trong trường hợp PPA phá sản, JPA sẽ phải thu hồi máy bay bằng tố tụng. Việc này có nguy cơ kéo dài nhiều năm với những quy trình phức tạp.
Theo Báo cáo số 8/TCTHK-CBCJPA, nếu PPA phá sản và JPA phải thu hồi máy bay theo pháp lý, JPA phải được thông qua quá trình khởi kiện tại Tòa án Philippines. Tòa án tại đây sẽ giải quyết công nợ của PPA theo thủ tục phá sản, chỉ định quản tài viên. Tuy nhiên, PPA cũng đang mang số nợ khủng gần 850.000USD tại Philippines, cho nên khoản nợ này có thể được ưu tiên giải quyết. Việc thu hồi nợ & máy bay của JPA là khó khả quan. Vì thế, quá trình thu hồi theo con đường tố tụng được dự đoán có thể lên tới 5 năm, thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 12,9 triệu USD (tương đương 300 tỷ đồng).
Theo những phân tích tại Báo cáo số 8/TCTHK-CBCJPA, JPA đang tạo nên áp lực rất lớn đối với Vietnam Airlines (VNA, tiền thân là đơn vị chủ quản của JPA). Thời gian vừa qua do thua lỗ, hãng hàng không Qantas đã bàn giao 30% cổ phần cho VNA sau 15 năm làm cổ đông chiến lược. VNA cũng vì thế mà nhận về mình khoản lỗ lũy kế lên tới hơn 4.000 tỷ đồng mà JPA tạo ra.
Kết quả của Kiểm toán Nhà nước số 1074/TP-KTNN vào ngày 18/12/2019 cho biết: “Khoản đầu tư vào Công ty Cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines thua lỗ, tiềm ẩn rủi ro mất vốn: Số vốn góp của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (TCT) vào Jetstar Pacific là 2.424 tỷ đồng (chiếm 68, 85% vốn điều lệ). Báo cáo tài chính năm 2018 của Jetstar Pacific cũng nêu rõ, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 34 tỷ đồng nhưng lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2018 là 4.252 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 180 tỷ đồng; Các chỉ tiêu tài chính trong tình trạng mất cấn đối nghiêm trọng, tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục”.
Như vậy, VNA đang phải “gồng mình” gánh chịu những thiệt hại do JPA mang lại, bao gồm khoản lỗ lũy kế hơn 4.000 tỷ đồng, gần 300 tỷ đồng từ phi vụ JPA cho PPA thuê 2 chiếc máy bay.
Trước tình trạng thua lỗ nặng nề, những lãnh đạo chủ chốt của JPA lại lần lượt trở thành lãnh đạo của VNA, không có ý kiến gì về việc tái cơ cấu JPA, đưa ra những chính sách mới để vực dậy hãng hàng không giá rẻ này. Trách nhiệm cho khoản lỗ khổng lồ trên vẫn đang là dấu chấm hỏi .
Theo moitruongvadothi.vn
https://www.moitruongvadothi.vn/kinh-te-moi-truong/jetstar-pacific-airlines-co-nguy-co-thiet-hai-hang-chuc-trieu-usd-a72616.html?fbclid=IwAR2DseZmlIIYk44Vgo6kU-1ebLwdIFSGO33gUGRmjPg1wrJ2wKMIkI8cFXw