Hiểu hơn về lý do trẻ ốm vặt, tái đi tái lại và cách phòng ngừa hiệu quả

03/06/2024 13:55

Trẻ ốm vặt, viêm hô hấp kéo dài, nhạy cảm khi giao mùa vì sức đề kháng, khả năng miễn dịch kém thì cần phải làm sao?

Chương trình Bác sĩ nhi khoa phát sóng lúc 17h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7 với chủ đề “Trẻ ốm vặt, viêm hô hấp kéo dài phải làm sao?”. MC Hải Triều làm nhiệm vụ kết nối với chuyên gia là Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Nguyễn Uyên Chi, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM đưa ra những lời khuyên hợp lý cho khán giả.

hieu-hon-ve-ly-do-tre-om-vat-tai-di-tai-lai-va-cach-phong-ngua-hieu-qua-doisongvanhoa-com-1717397665.jpg
 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì mỗi năm, trên thế giới có đến hàng triệu trẻ em tử vong do viêm đường hô hấp. Trong đó, các bệnh phổ biến như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản và viêm phổi.

Các bệnh đường hô hấp có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ. Đặc biệt là việc lạm dụng thuốc kháng sinh để điều trị, vô tình gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Vậy làm thế nào để phòng ngừa viêm đường hô hấp, nhất là ở thời điểm giao mùa hay thời tiết thay đổi thất thường? 

Mở đầu tình huống, hai người phụ huynh đều có con bị bệnh viêm đường hô hấp nên tranh giành nhau những lá húng chanh để mang về làm theo các bài thuốc dân gian uống đỡ bệnh. Lúc này, bà tư chủ nhà chia sẻ, việc trẻ bệnh vặt những lúc giao mùa là chuyện bình thường, nhưng nếu không điều trị đúng cách, không tận gốc sẽ dẫn đến những diễn biến không tốt về sau. Bà tư cho rằng, vì sức đề kháng trẻ kém nên bệnh cứ tái đi tái lại. Đặc biệt, nếu chỉ tùy tiện sử dụng lá húng chanh cũng không hiệu quả mà phải hiểu rõ cách dùng, kết hợp với nhiều nguyên liệu khác hợp lý mới khỏi bệnh. 

Là chuyên gia trong chương trình, Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Nguyễn Uyên Chi cho biết, đề kháng là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút và vi nấm. Trong cơ thể chúng ta có hai loại là đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được. Trong đó, đề kháng tự nhiên là từ các kháng thể có trong sữa mẹ khi trẻ được sinh ra đời, và đề kháng này không được kéo dài mà giảm dần sau 6 tháng tuổi. 

hieu-hon-ve-ly-do-tre-om-vat-tai-di-tai-lai-va-cach-phong-ngua-hieu-qua-doisongvanhoa-com3-1717397665.jpg

Đề kháng thu được là đề kháng có được khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh ở môi trường bên ngoài thì cơ thể sẽ sản sinh ra các miễn dịch đặc hiệu, chống lại các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn hay vi rút. Đề kháng thu được có thể từ việc tiêm, hoặc uống vacxin hoặc qua các chế phẩm. Đối với trẻ em, có sức đề kháng tốt giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, giúp trẻ chống lại bệnh tật, ít bị nhiễm trùng, ít bị viêm đường hô hấp,... Ngược lại, khi trẻ có đề kháng yếu rất dễ mắc bệnh, hồi phục chậm có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa. Các dấu hiệu nhận biết trẻ em có sức đề kháng yếu như: dễ mắc bệnh, nhạy cảm với môi trường, biếng ăn, khó hấp thu... 

“Trẻ từ 6 tháng đến 3, 4 tuổi sẽ dễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa. Sau 3, 4 tuổi, trẻ bắt đầu có hệ miễn dịch hoàn chỉnh. Tuy nhiên, các yếu tố bên ngoài tác động như ô nhiễm môi trường, sự thay đổi khí hậu, dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt hoặc việc dùng thuốc kéo dài có thể làm giảm sức đề kháng của trẻ. Làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm đường hô hấp do đề kháng kém có thể kéo dài đến hơn 6 tuổi”, Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Nguyễn Uyên Chi chia sẻ. 

Theo chuyên gia, cha mẹ cần chú ý khuyến khích trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay, súc mũi, súc họng thường xuyên cũng như vệ sinh môi trường xung quanh trẻ. Trẻ cần được bổ sung để tăng cường miễn dịch không đặc hiệu, bổ sung dinh dưỡng cân đối, uống đủ nước, ngủ đủ giấc và có các sinh hoạt thể thao đầy đủ. “Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung thêm cho trẻ các vi chất, vitamin, Beta Glucan. Lớp khác, có thể bổ sung miễn dịch đặc hiệu thông qua vắc xin bằng việc tiêm vắc xin ngừa phế cầu, não mô cầu và cúm. Đối với những chủng vi khuẩn hoặc vi rút chưa có vắc xin, thì ‘ly giải vi khuẩn’ là một phương pháp để tăng cường hệ miễn dịch đặc hiệu, chống lại các bệnh về hô hấp trên và hô hấp dưới. Ly giải vi khuẩn đã được ứng dụng vào các sản phẩm như viên ngậm, giúp tự đề kháng cho trẻ, cải thiện tình trạng ốm vặt, cải thiện tình trạng hay bị bệnh khi trẻ đi học”, bác sĩ nói. 

Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Nguyễn Uyên Chi cho biết thêm, viên ngậm được ứng dụng công nghệ ly giải vi khuẩn với hàm lượng cao giúp tăng đề kháng hô hấp thông qua cơ chế miễn dịch đặc hiệu, giúp tăng hiệu quả và có tác dụng kéo dài. Ngoài ra, viên ngậm được ứng dụng công nghệ ly giải cơ học giúp tăng hiệu suất và không làm biến tính kháng nguyên, nhờ đó cho tác dụng miễn dịch cao hơn.

hieu-hon-ve-ly-do-tre-om-vat-tai-di-tai-lai-va-cach-phong-ngua-hieu-qua-doisongvanhoa-com2-1717397665.jpg

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhãn hàng “GS IMUNOSTIM JUNIOR – sản phẩm Hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp – giúp Trẻ vui khỏe đến trường” của công ty Dược phẩm Delap đã đồng hành cùng với chương trình. Bác sĩ nhi khoa được phát sóng định kỳ lúc 17h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7. Chương trình do Công ty Truyền Thông Bee phối hợp với Đài Truyền hình  TP.HCM thực hiện. 

Bạn đang đọc bài viết "Hiểu hơn về lý do trẻ ốm vặt, tái đi tái lại và cách phòng ngừa hiệu quả" tại chuyên mục Giải trí. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về hòm thư thuonghieuplus.hcm@gmail.vn hoặc liên hệ hotline 0941996262.