Nhằm tích lũy một nguồn vốn lớn để tái cơ cấu nợ, CTCP Vạn Phát Hưng (HOSE: VPH) mới đây đã thông qua kế hoạch chuyển nhượng dự án Nhơn Đức
Kế hoạch chuyển nhượng mở rộng sau khi cơ quan chức năng đã “hỏi thăm” dự án này…
Theo đó, nhằm tích lũy một nguồn vốn lớn để tái cơ cấu nợ, giảm áp lực nợ vay và tập trung vốn đầu tư vào các dự án có tỉ suất sinh lời cao hơn, HĐQT thống nhất phương án tìm kiếm đối tác để hợp tác hoặc chuyện nhượng một phần/toàn bộ dự án Nhơn Đức mở rộng giai đoạn 2 (22,8 ha).
Được biết dự án Nhơn Đức mở rộng có quy mô 32 ha và bao gồm hai giai đoạn trong đó, giai đoạn 1 khoảng 9,1 ha do CTCP Đầu tư Thương mại Dịch vụ An Hưng (công ty con do Vạn Phát Hưng sở hữu 99% tính đến ngày 31/12/2019) làm chủ đầu tư.
Với giai đoạn 1 của dự án, Vạn Phát Hưng cho biết đang hoàn tất thủ tục cơ bản để chuyển nhượng 55% vốn tại An Hưng cho Công ty TNHH Lotte Land để cùng hợp tác thực hiện dự án.
Tính đến ngày 31/12/2019, dự án Nhơn Đức mở rộng có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trên 36 tỷ đồng, tăng 57% so với thời điểm đầu năm.Đối với giai đoạn 2 khoảng 22,8 ha, theo dự kiến ban đầu, Vạn Phát Hưng sẽ cùng các công ty thành viên hoàn tất thủ tục pháp lí và triển khai trong thời gian tới.
Theo ghi nhận trong qúy I/2020, Vạn Phát Hưng lỗ ròng 18,5 tỷ đồng, trong khi cùng kì lãi ròng 6,8 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do công ty không còn ghi nhận doanh thu từ dự án Nhơn Đức, trong khi cùng kì dự án này đóng góp trên 38 tỷ đồng doanh thu cho Vạn Phát Hưng.
Bên cạnh đó, dòng tiền của công ty ghi nhận âm gần 20 tỷ đồng trong quí đầu năm; ngoại trừ dòng tiền kinh doanh vẫn ghi nhận dương 43 tỷ đồng, dòng tiền đầu tư âm 15,5 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 47 tỷ đồng cho thanh toán bớt nợ vay.
Theo đó, lượng tiền và tương đương tiền của Vạn Phát Hưng cũng giảm mạnh từ 37 tỷ đồng ở cùng kì về 17 tỷ đồng. Công ty còn các khoản đầu tư ngắn hạn hơn 5 tỷ đồng, bao gồm trái phiếu 4 tỷ đồng và cổ phiếu 1 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 3 năm nay, tổng tài sản của Vạn Phát Hưng trên 1.792 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn (759 tỷ đồng) và hàng tồn kho (693 tỷ đồng). Tại cùng thời điểm, nợ phải trả của công ty gần 795 tỷ đồng.
Theo đó, công ty ước tính điểm rơi lợi nhuận sẽ vào hai quý cuối năm, khi công ty hoàn tất việc bán hàng tại dự án C.T.C (quận 9) và hoàn tất chuyển nhượng 55% vốn tại công ty con An Hưng cho Lotte Land, qua đó chuyển nhượng dự án Nhơn Đức mở rộng. Như vậy, kết quả kinh doanh năm nay của Vạn Phát Hưng phụ thuộc khá nhiều vào việc chuyển nhượng dự án Nhơn Đức mở rộng.
Theo kế hoạch kinh doanh đã được ĐHĐCĐ thông qua, công ty đặt mục tiêu doanh thu năm nay trên 260 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 77,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 60% về doanh thu và gấp 2,6 lần về lợi nhuận so với kết quả đạt được trong năm 2019.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên chiều ngày 12/5, giá cổ phiếu VPH tăng trần 6,9% (đạt 3.80 đồng/cổ phiếu). Tuy nhiên, điều này vẫn chưa giúp cổ phiếu VPH thoát khỏi diện “cổ phiếu trà đá”. Tính chung từ đầu năm, cổ phiếu VPH đã giảm hơn 2xx đồng/cổ phiếu (từ mức 4.100 đồng/cổ phiếu kết phiên giao dịch ngày 2/1/2020) quá đó “thổi bay” gần 24 tỷ vốn hóa của doanh nghiệp này.
Cụ thể, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong thống nhất cơ bản nội dung Kết luận thanh tra số 33/KL-TTTP-P3 ngày 12/12/2019 của Thanh tra TP. HCM. Chủ tịch thành phố yêu cầu Vạn Phát Hưng phải khẩn trương đề xuất bằng văn bản cho cơ quan đăng kí đầu tư giãn tiến độ thực hiện dự án, trong đó cần có kế hoạch cụ thể bao gồm cam kết tiến độ và khả năng tài chính để tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội, xây dựng và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở, trường học tại dự án theo đúng quy hoạch được duyệt. Đồng thời, phía chủ đầu tư phải thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm đã được nêu tại các quyết định về giao đất, chấp thuận đầu tư của UBND TP. HCM cũng như chấp hành nghiêm túc việc báo cáo tiến độ thực hiện dự án cho UBND huyện Nhà Bè theo qui định. Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố xác nhận nguyên nhân, trách nhiệm trong việc Vạn Phát Hưng chậm nộp tiền sử dụng đất tại dự án 9,33 ha, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè. Sau đó xin ý kiến Hội đồng thẩm định giá đất TP. HCM để trình UBND TP xem xét, quyết định về số tiền tương đương tiền chậm nộp tiền sử dụng đất của Vạn Phát Hưng tại dự án theo. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng được giao nhiệm vụ kiểm tra, xử lí các vi phạm về đất đai của Vạn Phát Hưng đã được nêu tại Kết luận thanh tra theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lí trước khi tiếp tục giải quyết việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp này. Đối với phần diện tích đất Nhà nước trực tiếp quản lí tại dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm xác định lại chính xác đất biền, rạch, đất giao thông nội đồng nằm rải rác, xen kẹp và đề xuất việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan của chủ đầu tư. Giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo xử lí theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản của Vạn Phát Hưng. Cục trưởng Cục Thuế thành phố kiểm tra việc Vạn Phát Hưng phân bổ giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng, bao gồm chi phí thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ dân hơn 52 tỷ đồng. Số tiền trên phía Vạn Phát Hưng chưa cung cấp tài liệu để chứng minh. Tuy nhiên trên thực tế, chi phí này đã được tính khấu trừ hoàn toàn vào tiền sử dụng đất phải nộp để kết luận, xử lí vi phạm (nếu có) theo đúng qui định, tránh thất thu cho ngân sách Nhà nước. |
Nguồn Báo Đất Việt
Link gốc