Cơ sở nào tỷ phú Phương Thảo khẳng định Vietjet sẽ lãi 100 tỷ đồng trong năm nay, giữa dịch COVID-19?

28/06/2020 18:15

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo khẳng định Vietjet có chiến lược dài hạn về tăng trưởng theo hướng bền vững, quản trị rủi ro chặt chẽ, tiền mặt luôn duy trì mức cao 200-300 triệu USD, do đó, dù ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19, nhưng năm nay vẫn sẽ đạt lãi 100 tỷ đồng.

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo khẳng định Vietjet có chiến lược dài hạn về tăng trưởng theo hướng bền vững, quản trị rủi ro chặt chẽ, tiền mặt luôn duy trì mức cao 200-300 triệu USD, do đó, dù ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19, nhưng năm nay vẫn sẽ đạt lãi 100 tỷ đồng.

Cơ sở để Vietjet có thể thu lãi 100 tỷ đồng sau dịch COVID-19

Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty CP Hàng không Vietjet diễn ra hôm nay, 27/6, CEO Hãng hàng không Vietjet - tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã giải thích với nhà đầu tư về mục tiêu doanh thu hợp nhất 36.000 tỷ, lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng trong năm nay, dù ngành hàng không đang thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19.

Nhiều cổ đông có cùng thắc mắc, chỉ tiêu này được ban lãnh đạo Vietjet đề ra dựa trên cơ sở nào, bởi ngành hàng không hiện nay vẫn chưa thể phục hồi sau dịch bệnh, ngay cả Vietnam Airlines dự kiến lỗ cả nghìn tỷ đồng, sắp tới có khả năng hết tiền, không thể cân đối thu chi.

Giữa đại dịch COVID-19, Vietjet vẫn sẽ mua thêm 12 máy bay. Tỷ phú Phương Thảo cho rằng giai đoạn này, Vietjet có thể thương lượng thương mại tốt hơn. Ảnh: Vietjet Air.
Giữa đại dịch COVID-19, Vietjet vẫn sẽ mua thêm 12 máy bay. Tỷ phú Phương Thảo cho rằng giai đoạn này, Vietjet có thể thương lượng thương mại tốt hơn. Ảnh: Vietjet Air.

Tổng giám đốc Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết Vietjet có chiến lược dài hạn về tăng trưởng theo hướng bền vững, quản trị rủi ro chặt chẽ.

Theo bà Thảo, hiện vốn điều lệ của Vietjet hơn 5.000 tỷ nhưng vốn chủ sở hữu hơn 8.000 tỷ đồng, tiền mặt luôn duy trì mức cao 200-300 triệu USD.

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu chỉ 0,69 lần, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các hãng hàng không thế giới. Ngoài ra, tình hình tài chính của hãng luôn duy trì ở giới hạn tốt nhất trong số các hãng hàng không trên thế giới.

CEO Vietjet cho biết nhờ các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, gồm miễn giảm, hoãn nộp thuế phí đã khiến hàng không nội địa hồi phục, thậm chí tăng so với năm trước. Các đường bay quốc tế đang được xúc tiến để mở lại sớm nhất.

Kết thúc quý I/2020, Vietjet ghi nhận khoản lỗ sau thuế gần 1.000 tỉ đồng, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19, nhưng Vietjet cho rằng mức lỗ này là thấp hơn dự kiến của hãng và thấp hơn nhiều so với các hãng hàng không khác.

Cùng kì năm 2019, hãng bay này ghi nhận lãi ròng đến 1.463 tỉ đồng.

Vietjet cho biết mức lỗ gần 1.000 tỉ đồng của hãng trong quý I/2020 thấp hơn dự kiến ban đầu của ban lãnh đạo công ty. Đồ hoạ: Nguyên Phương.
Vietjet cho biết mức lỗ gần 1.000 tỉ đồng của hãng trong quý I/2020 thấp hơn dự kiến ban đầu của ban lãnh đạo công ty. Đồ hoạ: Nguyên Phương.

Vietjet có đủ cơ sở kỳ vọng các quý còn lại của năm 2020 sẽ thuận lợi hơn, nhất là khi thị trường nội địa đã phục hồi, thị trường quốc tế đang dần xem xét được mở lại.

Vận chuyển hàng hóa nội địa mỗi ngày hàng trăm tấn

Đặc biệt, CEO Nguyễn Thị Phương Thảo cũng nói về doanh thu mảng phụ trợ, theo kế hoạch, Vietjet sẽ tăng tỷ lệ doanh thu phụ trợ vào cơ cấu tổng doanh thu hàng năm.

Năm 2019, doanh thu phụ trợ đã đóng góp 30% doanh thu của hãng. Và năm nay, trước khó khăn chung của ngành hàng không, hãng sẽ tăng cường vận chuyển hàng hóa nội địa, mỗi ngày bình quân lên đến hàng trăm tấn.

Không thể vận chuyển khách quốc tế, hãng hàng không của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tăng cường vận chuyển hàng hóa quốc tế đến nhiều thị trường như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… để tăng doanh thu.

Một trong những kế hoạch Vietjet nhắc đến nhiều thời gian qua còn có tự triển khai dịch vụ mặt đất tại Nội Bài và một số sân bay khác, khi đó, doanh thu sẽ được tăng thêm.

Bất chấp dịch, Vietjet vẫn mua thêm 12 máy bay

Dự kiến đến cuối năm nay, Vietjet sẽ khai thác tổng cộng 90 máy bay, tăng 12 chiếc so với cuối năm 2019.

CEO Vietjet cho biết về kế hoạch nhận máy bay, phụ thuộc vào ngành sản xuất máy bay trên thế giới, do đang bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngành hàng không đang hồi phục tốt ở thị trường nội địa cũng là cơ hội cho hãng bay của tỷ phú Phương Thảo khôi phục hoạt động kinh doan sau nhiều tháng
Ngành hàng không đang hồi phục tốt ở thị trường nội địa cũng là cơ hội cho hãng bay của tỷ phú Phương Thảo khôi phục hoạt động kinh doan sau nhiều tháng "đóng cửa" vì đại dịch COVID-119. Ảnh: Thanh Niên.

Nhà sản xuất thay đổi lịch bàn giao trên toàn cầu nên hãng cũng không nằm ngoài quyết định đó, nên Vietjet sẽ tiếp tục theo dõi.

Ngoài ra, Vietjet đang tiến hành thương lượng với Airbus để nhận được tàu bay trong giai đoạn này, khi các hãng khác đang giãn kế hoạch nhận tàu. Giai đoạn này, Vietjet có thể thương lượng thương mại tốt hơn.

Theo bà Thảo, ngành hàng không Việt Nam đang hồi phục ở thị trường nội địa, thậm chí tần suất và sản lượng cao hơn trước dịch. Mảng quốc tế dần dần mở ra với các chuyến bay chuyên chở khách có nhu cầu, chuyên gia.

Ban lãnh đạo cho rằng hiện nay, hạ tầng hàng không đang được thúc đẩy tiến độ đầu tư tại Tân Sơn Nhất, Long Thành. Một loạt các chương trình kiểm soát dịch  được thực hiện, nhằm tạo điều kiện hàng không phát triển.

Và hãng không những dừng mà tiếp tục các chương trình mua, sở hữu tàu bay.

Chia cổ tức với tỷ lệ 50%

Năm 2019, Vietjet ghi nhận doanh thu hợp nhất 50.603 tỷ đồng, giảm 5%; lợi nhuận trước thuế 4.569 tỷ đồng, giảm 11%. Vietjet quyết định chia cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 50% bằng cổ phiếu. Doanh nghiệp sẽ phát hành gần 262 triệu cổ phiếu mới và tăng vốn điều lệ lên trên 8.000 tỷ đồng.

Theo Phụ nữ Mới

Bạn đang đọc bài viết "Cơ sở nào tỷ phú Phương Thảo khẳng định Vietjet sẽ lãi 100 tỷ đồng trong năm nay, giữa dịch COVID-19?" tại chuyên mục Thương hiệu. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về hòm thư thuonghieuplus.hcm@gmail.vn hoặc liên hệ hotline 0941996262.