Cẩm nang dinh dưỡng, sống khỏe ngày 12/10/2019: Vì sao nâng mũi bằng tiêm filler có thể gây mù mắt?

12/10/2019 09:53

Mũi là điểm nhấn quan trọng trên gương mặt mỗi người, sở hữu một chiếc mũi cao và thanh thoát là điều ai cũng ước ao. Vì vậy, nhiều người đã tìm đến những phương pháp nâng mũi để cải thiện ngoại hình của mình.

Mũi là điểm nhấn quan trọng trên gương mặt mỗi người, sở hữu một chiếc mũi cao và thanh thoát là điều ai cũng ước ao. Vì vậy, nhiều người đã tìm đến những phương pháp nâng mũi để cải thiện ngoại hình của mình.
Trong các phương pháp thẩm mỹ, nâng mũi là Cách làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại quan tâm và lựa chọn, đặc biệt với những người chưa sở hữu được chiếc mũi như ý. Tuy nhiên, bất kỳ ca phẫu thuật nâng mũi nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ và rủi ro nhất định. Nhiều người đã phải trả giá đắt sau những công cuộc nâng mũi làm đẹp, tiêu biểu như trường hợp người phụ nữ 26 tuổi đến từ Bắc Ninh đã bị mù mắt phải vĩnh viễn vì tiêm filler Nâng mũi gần đây.
Về cơ bản, hiện nay có 2 phương pháp nâng mũi phổ biến chính là nâng mũi không phẫu thuật và phương pháp nâng mũi bằng phẫu thuật. Tất nhiên, không có phương pháp nâng mũi nào hoàn hảo, phương pháp nào cũng có những ưu nhược điểm riêng.

Phương pháp nâng mũi bằng phẫu thuật

Nâng mũi bằng phẫu thuật gồm nâng mũi bọc sụn, nâng mũi bằng sống nhân tạo silicone…

Nâng mũi bằng sống nhân tạo silicone

Vụ nâng mũi bị mù mắt:
Đối với phương pháp nâng mũi bằng sống nhân tạo silicone, sống mũi và đầu mũi được nâng lên bằng việc cấy các mảnh ghép nhân tạo dưới da, chủ yếu là silicone.
Phương pháp này áp dụng với những người có sống mũi thấp nhưng đầu mũi nhỏ dài, da đầu mũi không quá mỏng. Đối với phương pháp nâng mũi bằng sống nhân tạo silicone, sống mũi và đầu mũi được nâng lên bằng việc cấy các mảnh ghép nhân tạo dưới da, chủ yếu là silicone. Phương pháp này có giá dao động trong khoảng 8-10 triệu đồng.
Ưu điểm: Ngay sau khi phẫu thuật, khách hàng sẽ sở hữu ngay sóng mũi cao đẹp tự nhiên.
Nhược điểm: Nếu nâng mũi cao vừa phải bằng silicone sẽ có độ bền lâu hơn, nhưng nếu nâng quá cao, lớp da vùng mũi bên trên sụn độn silicon sẽ nhanh chóng mỏng dần và không đủ sức che phủ. Chất liệu độn lộ rõ dưới da, đặc biệt ở đầu mũi, làm thủng da nếu thanh độn kém chất lượng. Nếu tiến hành nâng mũi ở những cơ sở kém chất lượng, khách hàng có thể gặp nhiều biến chứng như mũi nghiêng, vẹo, lệch hoặc tụt, lộ chất liệu độn.

Nâng mũi bằng bọc sụn

Những phương pháp nâng mũi phổ biến nhất hiện nay, Vụ nâng mũi bị mù mắt:
Giá thành phương pháp nâng mũi bằng bọc sụn thường trong khoảng 20-45 triệu đồng.
Phương pháp phẫu thuật nâng mũi này sẽ đặt thêm một miếng sụn dưới da khách hàng, nằm dọc theo sống mũi để kéo dài, làm thẳng và tạo hình mũi thon thả hơn. Đối với nâng mũi bằng sụn tự thân, sụn sẽ được lấy từ các bộ phận khác trên cơ thể khách hàng như sụn vành tai, sụn sườn, sụn vách ngăn… Còn không, khách hàng có thể dùng sụn nhân tạo hay sụn sinh học, thường dùng sụn sóng mũi giả có lỗ nhỏ để máu dễ lưu thông. Giá thành phương pháp nâng mũi bằng bọc sụn thường trong khoảng 20-45 triệu đồng.
Ưu điểm: Đầu mũi được định hình rõ ràng, sống mũi được nâng cao mà không lộ chất liệu độn, không lộ dấu vết thẩm mỹ.
Nhược điểm: Nếu dùng sụn nhân tạo, khách hàng phải phẫu thuật lại để giữ nguyên dáng mũi cao. Nếu làm ở các cơ sở kém chất lượng, không uy tín, bạn có thể gặp phải một số biến chứng như dị ứng, sưng tấy, lệch sống mũi…

Nâng mũi không phẫu thuật

Nâng mũi không phẫu thật gồm phương pháp nâng mũi bằng mỡ tự thân và nâng mũi bằng cách tiêm chất làm đầy.

Nâng mũi bằng cách tiêm chất làm đầy (tiêm filler)

Filler là một trong những loại chất làm đầy được tạo ra từ Axit Hyaluronic, được xem là chất làm đầy có tính tự nhiên, không vĩnh viễn.
Những phương pháp nâng mũi phổ biến nhất hiện nay,Vụ nâng mũi bị mù mắt:
Filler là một trong những loại chất làm đầy được tạo ra từ Axit Hyaluronic, được xem là chất làm đầy có tính tự nhiên, không vĩnh viễn. 
Đối với những vùng cần làm đẹp, bác sĩ sẽ sử dụng filler tiêm trực tiếp. Khi đó, filler sẽ tạo thành một khối mô dưới da để làm căng da, nâng cao hoặc làm đầy rồi tiêu biến dần theo thời gian.
Ưu điểm: Không gây đau đớn, không sưng nề, thời gian thực hiện nhanh chóng (10-15 phút/ca) mà lại có thể thấy ngay được kết quả.
Nhược điểm: Theo thời gian, chất làm đầy sẽ xẹp xuống 2 bên nên phải tiêm bổ sung sau 1-1,5 năm. Tiêm filler nâng mũi ở những địa chỉ không uy tín, tay nghề thấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tiêu biểu như trường hợp gần đây của chị L. (SN 1993, đến từ Bắc Ninh) đã bị mù một mắt vĩnh viễn.

Nâng mũi bằng mỡ tự thân

Đối với phương pháp này, khách hàng sẽ được sử dụng dụng cụ chuyên biệt để lấy mỡ trên cơ thể rồi tiêm nhiều lớp vào sống mũi, đầu mũi và cánh mũi.
Ưu điểm: Khách hàng có thể thấy ngay kết quả, không ảnh hưởng đến các bộ phận khác, có hiệu qủa lâu dài hơn tiêm filler.
Nhược điểm: Tuy không cần phẫu thuật nhưng phương pháp này lại khá phức tạp từ khâu lấy mỡ đến tách, li tâm lượng mỡ theo quy trình đặc biệt để loại bỏ phần lớn các tạp chất, các tế bào dạng sợi và chỉ giữ lại tế bào mô mỡ khỏe mạnh kèm theo tế bào gốc để cấy vào vùng mũi. Đây là phương pháp chỉ được sử dụng với những dáng mũi cần thay đổi nhỏ, sau một thời gian mỡ sẽ bị tiêu đi 1 phần nên phải tiêm lại.
Theo Suckhoecongdong
https://baosuckhoecongdong.vn/vu-nang-mui-bi-mu-mat-cac-phuong-phap-nang-mui-pho-bien-nhat-hien-nay-138345.html

Bạn đang đọc bài viết "Cẩm nang dinh dưỡng, sống khỏe ngày 12/10/2019: Vì sao nâng mũi bằng tiêm filler có thể gây mù mắt?" tại chuyên mục Khỏe - Đẹp. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về hòm thư thuonghieuplus.hcm@gmail.vn hoặc liên hệ hotline 0941996262.