Dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ từ quy mô ban đầu là 821 ha được mở rộng lên 2.870 ha hiện nay ra sao?

24/02/2020 09:07

Hai ngày cuối tuần vừa rồi (22-23/2/2020), nhân dịp bầu trời Sài Gòn được những thời khắc nắng trong đẹp sau nhiều tháng mù mịt do ô nhiễm, mình đã chạy xe máy xuống Cần Giờ tham quan và nghỉ ngơi. Sau khi qua khỏi bến phá Bình Khánh, mình đã như lọt vào cõi thần tiên khi được chạy bon bon trên con đường dài thẳng tấp, hai bên là rừng đước xanh rì, rất thoáng mát. Mặc dù con đường từ bến phà dẫn đến trung tâm huyện Cần Giờ có nhiều chỗ đầy ổ voi, ổ gà nhưng có thể nói đây là một con đường đẹp nhất của TPHCM hiện nay.

Hai ngày cuối tuần vừa rồi (22-23/2/2020), nhân dịp bầu trời Sài Gòn được những thời khắc nắng trong đẹp sau nhiều tháng mù mịt do ô nhiễm, mình đã chạy xe máy xuống Cần Giờ tham quan và nghỉ ngơi. Sau khi qua khỏi bến phá Bình Khánh, mình đã như lọt vào cõi thần tiên khi được chạy bon bon trên con đường dài thẳng tấp, hai bên là rừng đước xanh rì, rất thoáng mát. Mặc dù con đường từ bến phà dẫn đến trung tâm huyện Cần Giờ có nhiều chỗ đầy ổ voi, ổ gà nhưng có thể nói đây là một con đường đẹp nhất của TPHCM hiện nay.

Khi đến bờ biển Cần Giờ, điều đầu tiên đập vào mắt mình là hàng rào tôn đã cũ kĩ chạy dài dọc bờ biển, những thông tin trên hàng rào tôn này theo thời gian cũng đã mờ hầu như không còn đọc được. Hỏi thăm một số chủ quán nhậu ngay đấy thì được biết đây là khu đất sẽ được đầu tư siêu dự án nghỉ dưỡng lấn biển hàng nghìn hecta trong thời gian tới. Thấy cũng vui vì đâu phải người Sài Gòn nào cũng biết là vùng đất hơn 300 năm này lại có biển, mà sắp tới còn có một dự án nghỉ dưỡng cao cấp để trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn cho du khách thế giới. Nhưng qua tìm hiểu được biết dự án này đã “án binh bất động” từ rất lâu, không thấy chủ đầu tư triển khai xây dựng dù ai cũng mong muốn nó sớm thành hiện thực.

Đường về Cần Giờ

Bến phà Bình Khánh
Khu vực này sẽ được TPHCM đầu tư xây dựng dự án cầu Cần Giờ

Đường Rừng Sác
Con đường độc đạo dẫn vào trung tâm Cần Giờ

Theo đó, ra đời cách đây hơn 17 năm, dự án lấn biển Cần Giờ ngay từ đầu đã vấp phải nhiều phản đối của giới chuyên gia do nguy cơ tác động xấu tới Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Từ quy mô ban đầu là 821 ha, trong đó có 600 ha lấn biển (15,5 ha biển đã được san lấp bỏ hoang nhiều năm), hiện nay dự án đã được mở rộng thành 2.870 ha với tên mới là Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ, do công ty cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ (một công ty con trong chuỗi các công ty kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần Vinhomes, thuộc tập đoàn Vingroup) làm chủ đầu tư. (https://nguoidothi.net.vn/lan-bien-can-gio-2-870-ha-chua-danh-gia-het-tac-dong-nhung-van-trinh-thu-tuong-phe-duyet-20253.html).

Một màu xanh guyên thuỷ của huyện Cần Giờ – lá phổi của TPHCM
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành, đoạn đi qua Cần Giờ
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành, đoạn đi qua Cần Giờ
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành, đoạn đi qua Cần Giờ

UBND TPHCM trước đó cũng đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng với nội dung bổ sung tiếp thu ý kiến các bộ, ngành về quy hoạch Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ quy mô 2.870ha, tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.

Theo đó, khi triển khai dự án sẽ có các công trình nhân tạo khác che chắn, làm giảm tác động của biến đổi khí hậu. Vị trí quy hoạch dự án cách xa vùng lõi khu dự trữ sinh quyển ít nhất 8,6km, nên không chịu ảnh hưởng của việc chuyển đổi đất đai khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Dự án được quy hoạch thành đô thị thông minh với nhà ở, dịch vụ, khách sạn, trung tâm hội nghị hội thảo, đang được các bộ, ngành cho ý kiến trước khi TPHCM phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu 1/5000.

Huyện Cần Giờ được định hướng phát triển thành đô thị vệ tinh của TPHCM, nhưng quỹ đất cho phát triển rất hạn hẹp, chỉ khoảng 1.730ha đất đô thị, trong đó có 764ha đất cây xanh, đất làm muối nằm phân tán có thể sử dụng cho đầu tư phát triển. Vì vậy, việc phát triển đô thị lấn biển sẽ bảo đảm quỹ đất phát triển, tránh ảnh hưởng đến khu dự trữ bảo tồn sinh quyển Cần Giờ.

Trung tâm huyện Cần Giờ

Khu vực dự án lấn biển

Vị trí dự án nhìn từ bản đồ

Mới đây nhất, TPHCM đã chấp thuận chủ trương đầu tư cầu Bình Khánh, cầu Cần Giờ và nâng cấp đường Rừng Sác. Song song đó, ở những bản thiết kế nhiều năm trước đây, các chuyên gia khoa học còn đề xuất xây dựng một tuyến đường ngầm vượt biển nối Cần Giờ với Vũng Tàu dài khoảng 25km.

Bên cạnh đó, Khu quản lý giao thông đô thị số 4, Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết, đang triển khai thực hiện dự án xây dựng cầu Vàm Sát 2. Hiện nay đơn vị thi công đang rà phá bom mìn khu vực xây dựng cầu. UBND huyện Cần Giờ đang làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Theo thiết kế, cầu Vàm Sát 2 có tổng chiều dài 1.080m, mặt đường rộng từ 12-24m. Cầu được thiết kế có tuổi thọ 100 năm và chịu được động đất cấp 7 và tốc độ lưu thông qua cầu là 60 km/h, không hạn chế tải trọng. Điểm đầu dự án là đường Lý Nhơn và điểm cuối là ngã ba đường Lý Nhơn và đường đê Soài Rạp.

Vùng dự án

Được biết, Cần Giờ đang đứng trước bối cảnh có nhiều nhà đầu tư muốn phát triển những dự án nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại hiện đại. Trong tương lai, có khả năng các nhà đầu tư đủ tiềm lực sẽ phát triển cả dự án casino tại đây để phục vụ du khách. TP.HCM cũng đã có quyết định tổ chức thi tuyển quốc tế quy hoạch toàn bộ huyện đảo Cần Giờ theo các hướng trên. Hiện các cơ quan chức năng của TPHCM đang tiến hành rà soát lại toàn bộ quy hoạch huyện đảo này và những dự án đã, đang và sắp triển khai để báo cáo Thủ tướng.

 

Theo vietnampropertyforum.vn

Bạn đang đọc bài viết "Dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ từ quy mô ban đầu là 821 ha được mở rộng lên 2.870 ha hiện nay ra sao?" tại chuyên mục Bất động sản. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về hòm thư thuonghieuplus.hcm@gmail.vn hoặc liên hệ hotline 0941996262.