TP.HCM quyết liệt xử lý huy động vốn sai quy định, buộc chủ đầu tư hoàn trả tiền cho khách
Cụ thể, tại Quyết định xử phạt số 1426/QĐ-XPHC ngày 13/4/2023, UBND TP.HCM cho biết, chủ đầu tư một dự án ở Tân Phú đã vi phạm khi ký hợp đồng mua bán căn hộ, mà chưa có văn bản của Sở Xây dựng thông báo đủ điều kiện bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật.
Căn cứ theo khoản 4, điều 58 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ, UBND TP.HCM đã quyết định xử phạt chủ đầu tư dự án này 900 triệu đồng về hành vi huy động vốn không đúng quy định.
Ngoài ra, chủ đầu tư dự án phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là hoàn trả phần vốn đã huy động không đúng quy định. Thời gian thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định. Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục do công ty này tự chi trả.
Theo tìm hiểu, Quyết định trên được Sở Xây dựng tham mưu cho UBND TP.HCM, sau khi nhiều khách hàng phản ánh những vấn đề bất cập, sai phạm đến cơ quan chức năng.
Khu chung cư A5 được nhắc đến trong quyết định xử phạt của UBND TP.HCM nằm trong quần thể khu đô thị diện tích 82ha với tổng vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD. Dự án từng được quảng bá với nhiều thông tin hấp dẫn như sở hữu công viên trung tâm rộng lớn bao gồm hồ nước, bãi cỏ, vườn cây... mang tới nhiều lựa chọn sản phẩm nhà ở đa dạng cho cư dân. Trong đó, các sản phẩm căn hộ được xem là tổ ấm kiểu mẫu hướng tới gia đình đa thế hệ với thiết kế căn hộ thông minh tạo nên tầm nhìn đắt giá, ưu tiên khoảng không gian thư thái, hòa mình vào hơi thở của thiên nhiên.
Helios liệu có phải hoàn tiền cho người mua căn hộ King Crown Infinity như Gamuda Land?
King Crown Infinity là cái tên gần đây được nhắc đến nhiều liên quan đến những bất đồng, tranh chấp với khách hàng, liên quan đến huy động vốn và những vấn đề minh bạch thông tin.
Được biết, khoảng hơn 100 khách hàng đã mua căn hộ đợt đầu, tại dự án này, thông qua văn bản thỏa thuận ký với Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Khoảng hơn 100 khách hàng đã mua đợt đầu thông qua văn bản thỏa thuận ký với Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Helios (đơn vị môi giới độc quyền, thông qua Hợp đồng dịch vụ với Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Gia Khang - chủ đầu tư dự án).
Mới đây, một số khách hàng tại dự án đã đến trụ sở của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Gia Khang (tại số 25 đường Xuân Thủy, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức) đề nghị chủ đầu tư giải đáp các thắc mắc liên quan.
Theo một số khách hàng, đầu tháng 6/2023, Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Helios (đơn vị phân phối dự án) đã có văn bản thông báo đến khách hàng về việc ký kết Hợp đồng mua bán, đồng thời thông báo về nghĩa vụ tài chính theo tiến độ đã ký kết tại hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, dự án King Crown Infinity đã có nhiều vấn đề xảy ra như chậm tiến độ ký Hợp đồng mua bán được cam kết tại hợp đồng đặt cọc, chậm trễ tiến độ xây dựng…
Buổi làm việc có sự xuất hiện của công an để ngăn ngừa xung đột gây mất an ninh, có thể xảy ra.
Theo ý kiến khách hàng, tra cứu trên thông tin miễn phí của “Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ tư pháp”. Mô tả tài sản phát sinh là: Toàn bộ lợi tức, lợi thế từ việc khai thác dự án Gia Khang tại địa chỉ số 218 đường Võ Văn Ngân, phường Bình Thọ, TP.Thủ Đức, TP.HCM theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CE103983, số vào sổ cấp GCN: CT 80585 do Sở Tài Nguyên và Môi Trường. Có phải ngày 27/6/2023, Gia Khang tiếp tục thế chấp bằng toàn bộ dự án hay không?
Thay vì trả lời trực tiếp câu hỏi này, đại diện phía chủ đầu tư và đơn vị môi giới độc quyền Helios chọn cách trả lời không rõ ràng rằng: “Giả sử chủ đầu tư Gia Khang có thế chấp thì cũng không phải thông báo với các Sở ban ngành”.
Trong khi đó, tại Điều 6, Luật Kinh doanh bất động sản yêu cầu phải công khai thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh, bao gồm: Hồ sơ, giấy tờ về quyền sử dụng đất và giấy tờ có liên quan đến việc đầu tư xây dựng bất động sản; hợp đồng bảo lãnh, các hạn chế về quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản (nếu có)...
Ngoài ra, khách hàng cho rằng Helios và Gia Khang đã vi phạm các điều khoản đã ký kết trong văn bản thỏa thuận (không thông báo và trễ tiến độ với khách hàng) và các điều khoản trong Luật Kinh doanh bất động sản 2014 (Điều 55, Điều 56 và Điều 57, Điều 6, Điều 8). “Helios và chủ đầu tư đã làm trái quy định pháp luật, nên chúng tôi yêu cầu hoàn trả tiền đặt cọc và tiền lãi theo lãi suất ngân hàng hiện hành tính từ ngày thu tiền của chúng tôi. Vì những sai phạm của Helios và chủ đầu tư đã làm tôi mất niềm tin nên chúng tôi không thể mua nhà ở hình thành trong tương lai và ký kết hợp đồng mua bán dự án này nữa. Yêu cầu Helios lên lịch hẹn ngày hoàn trả tiền cọc cho chúng tôi”.
Nhiều khách hàng như: Bùi Duy Cường, Phan Thị Như Nguyễn, Trần Văn Huyện, Phùng Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Kim Ngà… đề nghị chấm dứt văn bản thỏa thuận, hoàn trả toàn bộ số tiền đã đóng và lãi phạt từ thời điểm ký văn bản thỏa thuận tương đương 9%/năm. Tuy nhiên, ý kiến này chưa được thống nhất.
Theo các chuyên gia, nếu Helios vừa làm môi giới độc quyền vừa một bên thực hiện hợp đồng thì đã vi phạm Khoản 3, Điều 62, Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Trong đó có quy định: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản”.
Ngoài ra, theo Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM, quy định hiện hành cũng nghiêm cấm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở ủy quyền hoặc giao cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, góp vốn hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện ký hợp đồng đặt cọc các giao dịch về nhà ở trong dự án. Do đó, nếu khách hàng thấy có dấu hiệu sai phạm của bên bán, có thể phản ánh lên cơ quan chức năng hoặc đưa ra tòa án để đòi quyền lợi, đúng theo quy định pháp luật.
Bộ Xây dựng: Không được đặt cọc khi để huy động vốn khi dự án chưa đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai Bộ Xây dựng vừa có công văn 489/BXD-QLN gửi Sở Xây dựng Hà Nội hướng dẫn về việc chủ đầu tư thực hiện ký hợp đồng: Hợp tác đầu tư quyền mua căn hộ, Hợp đồng góp vốn, Hợp đồng ký quỹ... để huy động vốn khi dự án nhà ở chưa đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai. Luật Kinh doanh bất động sản (tại Khoản 5 Điều 13, Điều 54, Điều 55, Điều 56) và pháp luật về nhà ở (Khoản 8, Khoản 9 Điều 6, Điều 68, Điều 69 của Luật Nhà ở; Điều 19 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở) đã có các quy định về việc huy động vốn, bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Theo đó, bên tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết quy định tại Khoản 2 Điều 69 của Luật Nhà ở phải đáp ứng các hình thức, điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở và quy định tại Khoản 3 Điều 19 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận trong hợp đồng; chủ đầu tư không được áp dụng hình thức huy động vốn quy định tại điểm này hoặc các hình thức huy động vốn khác để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn, trừ trường hợp góp vốn thành lập pháp nhân mới để được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở.. .trường hợp ký hợp đồng huy động vốn không đúng với quy định của pháp luật thì không được pháp luật công nhận, chủ đầu tư bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho người tham gia góp vốn./. |
Theo Diệu Phan/Reatimes