Chương trình Sống khỏe đời vui tập 30 mùa 2 với chủ đề “Giải pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà an toàn, hiệu quả” với sự tham gia tư vấn của ThS BS Lê Trung Nam - Giảng viên Trường Đại học Y Dược TP.HCM với sự kết nối của MC Thanh Phương.
Tiểu phẩm tuần này với sự tham gia diễn xuất của diễn viên Bảo Trí, Hữu Thạch, Thành Tá. Mở đầu tiểu phẩm tình huống, nhân vật Hữu Thạch vừa cầm chiếc làn vừa nhăn nhó bước đi với dáng vẻ “kì lạ”. Trong chiếc làn kia là lá lốt, cúc tần, ngải cứu và nghệ mà ông vừa đi hái được ở đàn anh là nhân vật Bảo Trí. Cầm mớ lá trong người, ông tự tin: “Có tứ dược này là mình khỏe rồi, hết bệnh luôn”. Tuy nhiên, người em của mình bị bệnh trĩ, nhân vật Bảo Trí đã tìm đến thầy lang để nhờ giúp đỡ nhưng liền bị vợ xuất hiện ngăn cản và khuyên nên tìm bác sĩ để được tư vấn, điều trị đúng cách.
Theo dõi tình huống tiểu phẩm, ThS BS Lê Trung Nam cho biết bệnh trĩ chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại bệnh thuộc về hậu môn và trực tràng. Bệnh trĩ được gây ra do tình trạng căng giãn quá mức của hệ thống rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn, trực tràng và hình thành nên các búi trĩ.
Theo bác sĩ Nam, bệnh trĩ được chia thành 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Khi mắc loại bệnh này sẽ gặp những triệu chứng điển hình như đi tiêu ra máu hoặc thấy đau, nóng, rát ở vùng hậu môn, trực tràng. Ban đầu, bệnh nhân chỉ thấy đại tiện khó khăn, xuất hiện máu dính trên giấy vệ sinh nhưng về sau sẽ thấy máu chảy thành giọt hay thành tia. Thậm chí nặng hơn nữa là mỗi khi đại tiện hay đi lại nhiều hay ngồi xổm là lại chảy máu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
“Phương pháp điều trị bệnh trĩ sẽ được chia thành 2 loại: Điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Khi trĩ ở giai đoạn nhẹ thì chúng ta sẽ điều trị theo phương pháp nội khoa, có nghĩa là điều chỉnh lối sống kết hợp với uống thuốc điều trị. Ở giai đoạn nặng hơn, có nguy cơ xuất hiện biến chứng thì bác sĩ sẽ xem xét để tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật vẫn không thể nào làm cho búi trĩ mất triệt để vì hệ thống tĩnh mạch bên trong đã bị suy yếu. Khi búi trĩ đã được cắt, người bệnh cần hạn chế tối đa ăn những thực phẩm chua, cay, nóng vì dễ gây nên tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, việc ngồi nhiều hay đứng quá lâu cũng khiến cho nguy cơ tái phát bệnh trĩ tăng cao. Bệnh nhân cần điều trị từ khi bệnh mới ở giai đoạn đầu tiên để tránh tiến tới giai đoạn cần phải phẫu thuật.
Đối với mức độ bệnh nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà nhưng phải tái khám định kỳ để kiểm tra xem mức độ bệnh giảm hay tăng để điều chỉnh phương pháp cho phù hợp. Khi điều trị tại nhà, người bệnh cần phải lưu ý các nguyên tắc. Thứ nhất: Chống viên, chống nhiễm khuẩn ở vị trí các búi trĩ. Thứ hai: Làm bền thành mạch, làm tăng hồi lưu tĩnh mạch để co hồi và săn se búi trĩ”, bác sĩ Lê Trung Nam tư vấn thêm .
Ngoài các phương pháp phẫu thuật, sử dụng thuốc tây thì hiện nay phương pháp điều trị bằng thảo dược cũng được sử dụng phổ biến. Tác dụng của thảo dược trong điều trị bệnh cũng có chức năng chống viên, chống nhiễm khuẩn, tăng sức bền thành mạch và giúp co hồi, săn se búi trĩ tốt hơn.
Còn đối với phương pháp giã thảo dược như lá lốt, cúc tần, nghệ như trong tiểu phẩm sẽ gây nên nguy cơ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi thói quen sống hàng ngày, uống đủ nước, ăn đầy đủ các loại rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, tránh tình trạng táo bón. Ngoài ra, hạn chế ăn những thực phẩm cay, nóng, tránh mang vác nặng, ngồi lâu, đứng lâu. Đồng thời, người bệnh nên tập luyện thể thao hằng ngày để duy trì cân nặng một cách tốt nhất.
Nghe bác sĩ tư vấn, nhân vật Hữu Thạch đã được “khai sáng” và tìm ra cách điều trị phù hợp cho mình.
Chương trình Sống khỏe đời vui được phát sóng lúc 17h30 chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7. Chương trình do Công ty Truyền thông Bee phối hợp với Đài truyền hình TP.HCM thực hiện, với sự đồng hành của nhãn hàng CotriPro.
Link nội dung: https://thuonghieuplus.vn/thac-si-y-duoc-chi-ra-nhung-giai-phap-dieu-tri-benh-tri-tai-nha-an-toan-hieu-qua-a71256.html