“Bác sĩ gia đình”: Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Chương trình Bác sĩ gia đình phát sóng lúc 12h50 chủ nhật trên kênh THVL1 có chủ đề “Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch”. Chương trình có sự tham gia tư vấn của Bác sĩ Đỗ Thị Vân Anh Vân Anh, Chuyên khoa nội tổng hợp - Bệnh viện Nam Sài Gòn và MC Ngọc Nhi trong vai trò người kết nối.

Người phụ nữ do quá đau nhức phần chân nên đã nhờ người đến xoa bóp. Sau khi làm xong, người chồng ra hỏi: “Em như thế nào rồi? Có đỡ chưa?” Thấy chồng quan tâm mình, người vợ cũng chia sẻ: “Em đau quá, không đi lại được luôn. Không biết bị cái gì nãy xoa bóp vậy rồi vẫn chưa khỏi nữa.”

Nghe vợ mình nói, người chồng càng lo lắng chủ động xem chỗ đau chân của vợ. Sau khi xem xét, anh nói: “Có khi nào em bị suy giãn tĩnh mạch hay không? Cái này giống lắm.” Người vợ nghe vậy, đáp: “Nếu là suy giảm tĩnh mạch thì em đỡ lo rồi. Không sao rồi, không sao rồi. Suy giảm tĩnh mạch là bệnh nhẹ thôi, từ từ nó hết, không phải bị bệnh nan y gì nguy hiểm cả.” Khuyên vợ không được, người chồng liền mời bác sĩ tư vấn để vợ mình có thể hiểu hơn về biến chứng và cách điều trị của bệnh suy giảm tĩnh mạch.

3-1669605033.jpg

Giải đáp các thắc mắc của nhân vật trong tình huống, Bác sĩ Vân Anh cho biết: “Suy giãn tĩnh mạch chi dưới còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch chân. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới xảy ra khi máu từ tĩnh mạch chi dưới không quay trở lại tĩnh mạch chủ để về lại tim như bình thường được. Làm tăng áp lực tĩnh ở trong lòng mạch khiến cho các tĩnh mạch chi dưới giãn ra theo thời gian. Về lâu dài, bệnh nhân sẽ có triệu chứng như tê bì, kiến bò ở vùng cẳng chân, chuột rút về ban đêm. Bệnh lý tiến triển nặng hơn sẽ có những triệu chứng khác như là phù nề tại vùng mắt cá chân hay mu bàn chân. Suy giãn tĩnh mạch thường bị ở chi dưới hơn vì các mạch máu ở xa tim hơn.”

Nói về nguyên nhân và cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ Vân Anh cho biết thêm: “Ở cơ chế bình thường dòng máu quay trở lại tim bằng hệ thống van tĩnh mạch và lực hút của tim phụ thuộc vào các cơ thành ngực. Tác động áp lực của các cơ ở cẳng chân làm ảnh hưởng đến duy trì dòng máu quay ngược từ chi dưới về lại tim. Hoặc khi ở tư thế đứng, ngồi quá lâu sẽ chèn ép tĩnh mạch chủ chậu làm tăng áp lực tĩnh ở trong vòng tĩnh mạch ảnh hưởng lên van tĩnh mạch khiến cho các van tĩnh mạch hoạt động kém hiệu quả. Sẽ xuất hiện các dòng trào ngược lại với dòng máu theo cơ chế. Theo thời gian các áp lực các nhiều khiến tĩnh mạch giãn ra. Tỷ lệ nữ mắc bệnh suy giảm tĩnh mạch nhiều hơn nam bởi vì ảnh hưởng bởi nội tiết tố, mang thai khiến chèn ép tĩnh mạch chủ chậu. Các ngành nghề có xu hướng bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nhiều: nhân viên văn phòng, thợ may, những người ít vận động, bưng vác đồ nặng.”

5-1669605033.jpg

“Lưu ý giúp phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch. Thứ nhất, tránh đứng hoặc ngồi lâu tại một chỗ. Thứ hai, nằm và ngồi đúng tư thế để trọng lượng cơ thể không dồn vào một vùng nhất định. Thứ ba, thường xuyên tập thể dục thể thao và hạn chế mang vác đồ nặng. Thứ tư, chế độ ăn uống lành mạnh, uống đầy đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều chất xơ để phòng ngừa táo bón. Thứ năm, duy trì cân nặng hợp lý tránh béo phì. Thứ sáu, không nên mặc quần áo quá chật hoặc thường xuyên mang giày cao gót. Thứ bảy, khi thấy các dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch cần đi khám và điều trị sớm.”

Bác sĩ gia đình được phát sóng định kỳ lúc 12h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1. Chương trình do Công ty Truyền Thông Bee phối hợp với Đài Truyền hình Vĩnh Long thực hiện.

Link nội dung: https://thuonghieuplus.vn/bac-si-gia-dinh-dieu-tri-benh-suy-gian-tinh-mach-a71136.html