Tập 48 chương trình “Hỏi bác sĩ chuyên khoa” vừa phát sóng trên kênh HTV7 có chủ đề “Suy giảm chức năng vận động ở người bị đờm, ho, khó thở, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD ”, với sự tham gia tư vấn của Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn, Nguyên giảng viên Trường Đại học Y Dược, TPHCM và được kết nối bởi MC Như Yến.
Tìm đến chương trình để nghe tư vấn tuần này là chú Lê Văn Thành, 59 tuổi, ngụ tại Quận 7, TP. Hồ Chí Minh. Theo như chú chia sẻ, chú bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD đã được 10 năm. Không biết vì sao dạo này đây bệnh trở nặng khiến chú phải nhập viện nhiều lần hoặc phải dùng thuốc xịt để điều tiết lại hơi thở.
Chú đã dùng rất nhiều phương pháp khác nhau như dùng thuốc để điều trị, thường xuyên đi bộ nhưng được 100m là chú không thể điều hoà nhịp thở. Căn bệnh này khiến chú không thể leo cầu thang, mất ngủ vì những cơn ho kéo dài. Tìm đến chương trình “Hỏi bác sĩ chuyên khoa", chú Thành muốn được nghe tư vấn của bác sĩ về những cách cải thiện tình trạng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
Nghe những chia sẻ của chú Thành, bác sĩ Sơn tư vấn: “Theo chương trình phòng chống hen vào năm 2011 thì có phác đồ điều trị như sau: Giai đoạn cấp đa phần bệnh nhân sẽ nhập viện bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh, giãn cơ phế quản, chống viêm khi ổn định đợt cấp rồi bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc kháng viêm, giãn phế quản. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc sẽ có xảy ra sơ sót sẽ làm tái phát lại cơn hoặc là tác dụng phụ của thuốc như chú vừa chia sẻ. Khi uống kháng sinh bệnh nhân sẽ cảm thấy tình trạng đỡ hơn cho nên mỗi lần gặp vấn đề bệnh nhân lại mua thuốc kháng sinh. Lạm dụng kháng sinh có thể gây nhờn thuốc và kháng thuốc. Những thuốc kháng viêm hoặc corticoid có thể gây tổn thương đến cơ thể đó là ảnh hưởng đến dạ dày. Lạm dụng nhiều thuốc xịt, thuốc hít gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Trong trường hợp của chú, chú sử dụng thuốc hít và thuốc xịt trong thời gian dài đó cũng được coi là lạm dụng thuốc điều đó sẽ đưa đến các tác dụng phụ.”
Nói về phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bác sĩ khuyên: “Vì bệnh này khiến cho bệnh nhân khó thở khi tập luyện điều này làm người bệnh ít vận động sẽ dẫn đến teo cơ. Chúng ta có thể tập những bài tập nhẹ nhàng như bài tập thở chúm môi, bài tập thở cơ hoành sẽ giúp vừa cung cấp oxi mà vừa tập cho cơ hô hấp của mình nó được chắc khỏe hơn. Chú cũng phải tập thể dục toàn thân, hãy tập những động tác thể dục vừa với sức của mình. Ngoài những bài tập thể dục chúng ta phải điều trị vào căn nguyên của bệnh để giảm các triệu chứng đờm, ho, khó thở. Các bác sĩ thường phối hợp cả đông và tây y để điều trị bệnh. Tây Y sử dụng để giải quyết những tình trạng cấp tính còn đông y sẽ làm chậm đi tái phát của cơn hen phục hồi lại các tình trạng tổn thương của niêm mạc đường hô hấp cũng như những biến chứng không có lợi cho sức khỏe. Chú có thể sử dụng các sản phẩm từ thảo dược có chứa thành phần từ cao lá hen.”
Sau một tháng sử dụng sản phẩm theo tư vấn của bác sĩ, chú Thanh nhận thấy tình trạng của mình đã đỡ hơn. Đàm ho khó thở được cải thiện về đêm chú không còn bị mất ngủ vì khó thở. Thể hiện rõ nhất là khi chú có thể tập thể dục và làm việc nhẹ nhàng.
Chương trình “Hỏi bác sĩ chuyên khoa” được phát vào chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7. Chương trình do Công ty Truyền thông Bee phối hợp cùng Đài truyền hình TP.HCM thực hiện, với sự đồng hành của nhãn hàng Bảo Khí Khang.
Link nội dung: https://thuonghieuplus.vn/cach-dieu-tri-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd-va-nhung-dieu-nguoi-benh-can-luu-y-a70542.html