Lời toà soạn:
Ngày 25/7/2019, Thành ủy TP.HCM ban hành Chỉ thị 23 - CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng (TTXD), tiến tới chấm dứt tình trạng xây dựng không phép, sai phép mà không bị xử lý đúng pháp luật, trên địa bàn thành phố.
Theo tinh thần Chỉ thị này, phường - xã - thị trấn nào để xảy ra xây dựng không phép và trái phép mà không bị xử lý thì tổ chức đảng nơi đó không được công nhận là trong sạch, vững mạnh; người đứng đầu cấp ủy và chính quyền không được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chỉ thị số 23-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy đã tạo hiệu ứng sâu, rộng trên toàn TP, tác động mạnh đến từng bộ phận người dân, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TTXD của người dân, kéo giảm tình hình vi phạm TTXD trên địa bàn TP.
Đồng thời, việc triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 23-CT/TU trong thời gian qua không chỉ góp phần chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước về TTXD, kéo giảm tình hình vi phạm TTXD trên địa bàn TP mà còn góp phần đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính; công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; công tác phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch, vững mạnh đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về xây dựng, đất đai, quy hoạch và quan trọng nhất là nhận được sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân TP từ khi Chỉ thị số 23-CT/TU được ban hành và triển khai thực hiện.
Dù tình hình vi phạm TTXD trên địa bàn TP đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng xây dựng trên đất nông nghiệp, trên đất không phù hợp quy hoạch được duyệt, vi phạm các quy định liên quan đến lĩnh vực đất đai ở huyện ngoại thành vẫn còn phức tạp. Tình trạng xây dựng sai phép, cấp phép xây dựng sai quy định ở một số địa bàn vẫn còn tiếp diễn. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm các công trình sai phạm còn kéo dài, chưa dứt điểm.
Trên tinh thần nghiên cứu và phản biện từ ghi nhận thực tế, Reatimes khởi đăng loạt bài: Chỉ thị số 23-CT/TU thành quả và bài học thực tiễn. Trân trọng giới thiệu đến độc giả!
Sở Xây dựng TP.HCM mới đây đã có văn bản số 9406/KL-SXD-TT ngày 11/10/2021, kết luận thanh tra về công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng trên địa bàn quận Gò Vấp. Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2020.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, trong thời gian từ 1/1/2020 đến hết 31/12/2020, UBND quận Gò Vấp đã tiếp nhận 5.058 hồ sơ cấp giấy phép xây dựng và giải quyết cấp 4.162 giấy phép xây dựng. Trong đó, 2.357 hồ sơ giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây mới; 1.446 hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng; 359 hồ sơ giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo; 357 hồ sơ người dân tự rút do chủ đầu tư không có nhu cầu xây dựng hoặc muốn thay đổi phương án thiết kế.
Cũng trong thời gian này, Đội Thanh tra địa bàn quận Gò Vấp tiếp nhận 2.663 giấy phép xây dựng và tiến hành kiểm tra hoạt động xây dựng đối với 407 công trình đang thi công xây dựng, 1.589 công trình đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng; 631 công trình chưa khởi công và 36 giấy phép xây dựng đã hết hạn theo quy định.
Tuy nhiên, Sở Xây dựng cho biết, tại thời điểm thanh tra, trên địa bàn quận Gò Vấp chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, chưa có quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị theo quy định tại Điều 24, Điều 33 Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về quản lý không giản, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Thực tế tại quận, đối với các khu vực chỉ có quy hoạch phân khu (quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000), nhưng chưa có quy chế quản lý kiến trúc, để giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, UBND quận Gò Vấp đã sử dụng Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới đường hẻm (<12m) tỷ lệ 1/500.
Quận này cũng áp dụng các quy định về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu trên thành phố, ban hành kèm theo quyết định số 135/2007/QĐ-UBND ngày 8/1/2/2017, được sửa đổi bổ sung tại quyết định số 45/2009/QĐ-UBND ngày 3/7/2009 của UBND TP (là các quy định về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu); Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung TP.HCM ban hành kèm theo quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 12/8/2014 của UBND TP; quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (là những quy định bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh các đồ án quy hoạch xây dựng) để làm cơ sở cấp phép xây dựng.
Qua kết quả thanh tra, Sở Xây dựng TP.HCM nhận thấy, hiện nay, Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2014 đã có hiệu lực; điều kiện cấp giấy phép xây dựng vẫn quy định phải đảm bảo “phù hợp với Quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng ở khu vực; tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có Quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc Thiết kế đô thị được cơ quan có thẩm quyền ban hành”.
Do đó, ngoài việc UBND quận Gò Vấp căn cứ Quy hoạch phân khu (Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000) và sử dụng đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng lộ giới đường hẻm (<12m) tỷ lệ 1/500 là cơ sở đối chiếu và áo dụng các quy định về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu trên địa bàn thành phố, để xấp giấy phép xây dựng, UBND quận Gò Vấp cần thực hiện đầy đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng theo quy định trên.
(Còn nữa)
Theo Diệu Phan/Reatimes
Link nội dung: https://thuonghieuplus.vn/go-vap-cap-phep-xay-dung-hang-ngan-cong-trinh-khong-can-quy-che-a68636.html