Hiện nay, việc quảng cáo, bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua hình thức online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng rất phổ biến. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán hàng này để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định của pháp luật. Nhiều trường hợp sản phẩm không có địa chỉ công ty, không có nơi bán hàng cố định, khách đặt hàng được người giao hàng đưa hàng và thu hộ tiền cho người bán, không có hóa đơn bán hàng, do vậy không rõ nguồn gốc sản phẩm để có thể truy cứu trách nhiệm khi sản phẩm không đúng như quảng cáo. Để tránh "tiền mất tật mang", Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi sau:
1. Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;
2. Gọi điện thoại tự xưng là bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế tư vấn, “bắt bệnh” và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
3. Gọi điện thoại tự xưng là bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Người dân cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
2. Tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm;
3. Đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe;
4. Chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng;
5. Mua sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên.
Khi kiểm tra một loạt các loại thực phẩm chức năng đang được quảng cáo diện rộng trên thị trường cho thấy, người tiêu dùng chỉ cần gõ "sản phẩm điều trị..." lên thanh tìm kiếm google là sẽ xuất hiện hàng loạt các địa chỉ website quảng cáo "bát nháo" công dụng. Cụ thể "sản phẩm điều trị ung thư", ngay lập tức 76.500.000 kết quả liên quan, trong đó sản phẩm CUMARGOLD KARE nổi bật nhất. Chúng tôi tiếp tục gõ CUMARGOLD KARE vào thanh google thì có tới 11.700 kết quả liên quan với 5 đường link đầu tiên xuất hiện như:
https://dangky.cumargoldkare.vn/trang-tong-hop?utm_source=search&utm_source=Search&utm_medium=CumarGoldKare_QuocDat_search_search_search_&utm_medium=CMGKare_quehuumkt_CVS_searchbrand_sanpham_&utm_campaign=tonghopungthu&utm_campaign=cumargoldkare&gclid=Cj0KCQjw2NyFBhDoARIsAMtHtZ5xYp0JQqGx3JomEA83W3UB3pQJc4jLyvzQuuITsspbxc4wTTh-zbYaAvamEALw_wcB có nội dung: Công bố phương pháp hỗ trợ điều trị ung bướu từ đề tài được UNESCO vinh danh và cấp bằng độc quyền sáng chế bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. Thời sự VTV1 đưa tin hay Truyền hình Quốc hội Việt Nam đưa tin về CUMARGOLD KARE
https://cumargoldkare.vn/thong-tin-san-pham-cumargold-kare/ cũng có kiểu quảng cáo tương tự
Hiệu quả hay không thì chưa biết nhưng nội dung quảng cáo của nhiều địa chỉ website trên rất dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng, nhất là bệnh nhân ung thư, họ có thể dựa dẫm vào thực phẩm chức năng, coi thường mức độ nghiêm trọng của bệnh mà không đến bệnh viện thăm khám, cứu chữa kịp thời.
Cumargold Kare là TPCN được tiếp thị phân phối bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI tại địa chỉ nhà T-103, 35 phố Cự Lộc, km 6 đường Nguyễn Trãi, Phường Thượng Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Công ty này được thành lập vào ngày 28/09/2017 do ông LẠI QUANG ĐOAN chịu trách nhiệm pháp luật.
Theo PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong - Bộ trưởng Bộ Y tế trước đó nhiều lần phản ánh về việc thực phẩm chức năng quảng cáo làm loạn thị trường như hiện nay: “Quảng cáo quá mức khiến người tiêu dùng tin theo, lúc họ mắc bệnh thay vì đến bệnh viện, họ lại tin vào quảng cáo dùng sản phẩm đó để chữa bệnh. Hậu quả bệnh bệnh sẽ nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh, thậm chí với một số bệnh như ung thư sẽ mất đi “cơ hội vàng”, khi bệnh đã bước sang giai đoạn muộn”.
Liên quan đến vấn đề thực phẩm chức năng làm loạn mạng xã hội, phía Bộ Công Thương có phản hồi:
Đối với các website đã tiến hành đăng ký, thông báo với Bộ Công Thương và được duyệt hoặc xác nhận đều được công khai trên Cổng Thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ online.gov.vn. Quý vị có thể tra cứu thông tin về các đơn vị này bao gồm thông tin về thương nhân, địa chỉ, điện thoại… rõ ràng. Ngoài ra, trên website còn phải cung cấp đầy đủ các thông tin, chính sách liên quan tới website thương mại điện tử bán hàng theo quy định".
Các website quảng cáo trên đưa hình ảnh bác sĩ trong nước ngoài nước với kinh nghiệm lâu năm, nhưng thực tế những kẻ mạo danh bác sĩ lại là những cô bé/cậu bé sinh viên non nớt đi thêm, làm ca cầm kịch bản đọc như một bác sĩ. Thậm chí đe dọa những bệnh nhân khốn cùng ấy bằng nhiều câu kiểu: "Không chữa kịp thời thì sẽ chết,...". Các em đánh đổi lương tâm, nhận những đồng tiền hoa hồng cao ngất ngưởng mà không hay biết họ- những người đang tuổi bố mẹ các em đã bị các em lừa đó đang khốn khổ thế nào.
Như vậy, người dân trước khi mua bất kỳ một sản phẩm bảo vệ sức khỏe nào nên tìm hiểu kỹ và tiên quyết không tin vào những lời quảng cáo "thổi phồng" như "trị tận gốc", "trị dứt điểm", "khỏi ngay"... để tránh tiền mất tật mang. Đồng thời, khi người dân bị bệnh nên đến bệnh viện thăm khám kiểm tra và dùng theo đơn bác sĩ kê.
Theo Thùy An/Sức khỏe 24h
Link nội dung: https://thuonghieuplus.vn/nguoi-dan-can-trong-tranh-bi-lua-dao-khi-mua-thuc-pham-chuc-nang-a67309.html