Hàng loạt sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài bán tại 168 Mart (tòa nhà Đại Kim Building) không có nhãn phụ tiếng Việt, tuy nhiên phía siêu thị này lại cho rằng lỗi do nhà phân phối.
Như Chất lượng Việt Nam đã phản ánh, thông qua đường dây nóng, nhiều độc giả thông tin, siêu thị 168 Mart tại tòa nhà Đại Kim Building nằm trên đường Trần Hòa, phường Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập khẩu không có nhãn phụ tiếng Việt.
Ngay sau khi nhận được phản ánh, PV đã tiến hành ghi nhận thực tế tại siêu thị 168 Mart. Theo đó, rất nhiều mặt hàng được bày bán tại đây bao gồm các loại hàng hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, thực phẩm… dành cho mọi người, mọi lứa tuổi, trong đó có rất nhiều sản phẩm dành cho trẻ em. Các sản phẩm đều được nhân viên bán hàng giới thiệu có xuất xứ từ nhiều nước như: Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc…
Tuy nhiên, trên bao bì sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt để người mua hàng có thể kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, thành phần và cách sử dụng. Nhất là sản phẩm bánh kẹo, đồ chơi dành cho trẻ em – đối tượng cần được bảo vệ nhất. Chưa kể, đa số sản phẩm gia dụng tại đây không gắn tem hợp quy theo quy định. Thậm chí, nhiều sản phẩm là thực phẩm bày bán cũng không có nguồn gốc rõ ràng.
Tại buổi làm việc với PV Chất lượng Việt Nam ngày 5/3/2021, đại diện siêu thị 168 Mart cho rằng, việc các sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài bày bán tại đây thiếu nhãn phụ tiếng Việt để bảo đảm chất lượng là do nhà phân phối.
Tiếp đến, ngày 11/3/2021, Chất lượng Việt Nam nhận được phản hồi từ cá nhân người đại diện 168 Mart là bà Bùi Thị Quỳnh Trang bằng văn bản cho rằng, các nhà cung cấp sản phẩm cho 168 Mart đều được yêu cầu dán tem nhãn sản phẩm thực hiện theo Nghị định 43/2017 về nhãn hàng hóa.
Vậy câu hỏi đặt ra, sản phẩm bày bán tại siêu thị thiếu tem hợp quy CR, thiếu nhãn phụ tiếng Việt có nguồn gốc từ đâu? Trách nhiệm thuộc về đơn vị kinh doanh hay nhà cung cấp?
[caption id="attachment_64526" align="aligncenter" width="533"] Siêu thị 168 Mart tại tòa nhà Đại Kim Building nằm trên đường Trần Hòa, phường Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.[/caption]
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo Điều 15 Nghị định này, hành vi kinh doanh hàng nhập lậu sẽ phải đối mặt với mức phạt tiền dựa trên giá trị của hàng hóa nhập lậu như sau:
Đặc biệt, phạt tiền gấp 02 lần bảng nêu trên (tương đương tối đa 100 triệu đồng) đối với:
- Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Hàng nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
- Hàng nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn…
Đáng chú ý, mức phạt nêu trên áp dụng với cá nhân. Mức phạt với tổ chức vi phạm gấp đôi mức phạt với cá nhân (tương đương 200 triệu đồng).
Vì thế, đối với hành vi kinh doanh hàng xách tay như mỹ phẩm, thuốc... không có hóa đơn, chứng từ, không làm thủ tục hải quan… (hàng nhập lậu) có giá trị trên 100 triệu đồng, thì mức phạt với tổ chức vi phạm lên đến 200 triệu đồng.
Bài tiếp: Không chỉ bán hàng sai nhãn mác, 168 Mart còn vi phạm Luật doanh nghiệp?
Link nội dung: https://thuonghieuplus.vn/ban-hang-khong-ro-nguon-goc-168-mart-do-loi-cho-nha-phan-phoi-a64524.html