Ngập lụt là một vấn đề nghiêm trọng đối với các tòa nhà trên toàn thế giới. Mặc dù kiến trúc không thể giải quyết hoặc thậm chí bảo vệ hoàn toàn khỏi những trận lũ lụt, nhưng có thể - và cần thiết - thực hiện một số biện pháp để giảm thiểu mức độ thiệt hại.
Trước hết, cần xác định xem ngôi nhà hoặc tòa nhà đang được thiết kế có nằm trong khu vực có nguy cơ ngập lụt hay không. Điều này có thể được thực hiện bằng cách kiểm tra các bản đồ lũ lụt được cung cấp rộng rãi trên mạng Internet hoặc tại các cơ quan chuyên trách.
Nếu công trình sắp xây dựng tọa lạc ở vùng lũ lụt, kiến trúc sư và khách hàng có thể quyết định xem họ muốn di dời hay muốn ở lại, đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết. Những người chọn ở lại nên nắm rõ 9 giải pháp kiến trúc chống ngập lụt cho nhà ở sau đây.
Các kiến trúc sư nên xây dựng cấu trúc trên mực nước lũ để giảm thiểu thiệt hại nếu lũ lụt xảy ra. Căn cứ vào cao trình mực nước lũ cho các khu vực cụ thể, kiến trúc sư có thể xác định độ cao để nâng tòa nhà và họ nên làm như vậy bằng phương pháp nào. Một cách phổ biến để nâng cao công trình là xây dựng cấu trúc trên cột hoặc nhà sàn. Trong các trường hợp khác, nền nhà có thể được nâng lên cao hơn.
Để biết thêm thông tin cụ thể về những việc cần làm, kiến trúc sư sẽ đánh giá lịch sử khí hậu và lũ lụt của khu vực xây dựng và tham khảo thông tin có sẵn trên mạng như sách hướng dẫn về xây dựng nhà ven sông, ven biển nói chung.
Vật liệu chống lũ là những vật liệu có thể tiếp xúc với nước lũ ít nhất 72 giờ mà không bị hư hại đáng kể. Nước lũ có thể là thủy tĩnh (nước đọng) và thủy động lực (nước chảy). Trong hầu hết các trường hợp, nước lũ có thể khiến tường móng bị dịch chuyển, kết cấu bị sập, bể chứa nhiên liệu nổi,...
Thực tế cho thấy, bất kỳ hư hỏng nào cũng cần nhiều công việc làm sạch và sửa chữa, nhẹ nhất là sơn lại tường nhà. Để ngăn ngừa những hư hỏng này, vật liệu chống ngập phải bền và chịu được độ ẩm cao như bê tông, gạch tráng men, xốp cách nhiệt, phần cứng bằng thép, ván ép được xử lý bằng áp lực, gạch men, keo chịu nước, sơn epoxy polyester,...
Có hai loại chống ngập khác nhau: khô và ướt. Chống ngập khô ngăn cản sự xâm nhập của nước lũ, trong khi chống ngập ướt cho phép nước lũ tràn vào nhà. Lớp phủ, chất bịt kín và veneer chống thấm ngăn không cho nước vào bên trong. Ván chống thấm có thể bao gồm một lớp gạch được hỗ trợ bởi màng chống thấm, bịt kín các bức tường bên ngoài để chống lại sự xâm nhập của nước.
Đối với các bức tường bên trong, kiến trúc sư nên sử dụng bọt cách nhiệt có khả năng chịu nước tốt. Tương tự, các lớp phủ và chất bịt kín có thể được áp dụng cho nền móng, tường, cửa sổ và cửa ra vào để ngăn nước lũ tràn vào nhà qua các vết nứt, vì những khe hở này hiếm khi được thiết kế để kín nước hoặc chịu tải trọng từ nước lũ.
Các thiết bị trong nhà nên được đặt trên mức chống ngập là cách tốt nhất để bảo vệ nó. Những thiết bị này bao gồm hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa không khí, hệ thống ống nước, thiết bị cố định ống nước, hệ thống ống dẫn và thiết bị điện gồm đồng hồ đo, công tắc, ổ cắm. Nếu các bộ phận này bị ngập trong nước lũ, thậm chí trong một thời gian ngắn, chúng có thể bị hư hỏng nặng và cần được thay thế.
Riêng với thiết bị điện, chúng có thể tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn nếu đoản mạch. Tốt nhất, các bộ phận này nên được lắp đặt nâng cao hơn mực nước lũ, nhưng nếu cần, chúng có thể được thiết kế để ngăn ngừa thiệt hại do lũ lụt thông qua vỏ chống thấm, rào chắn, lớp phủ bảo vệ hoặc các kỹ thuật khác để bảo vệ những bộ phận dễ bị tổn thương.
Các thùng nhiên liệu rất dễ bị nước lũ cuốn đi, có thể làm bể thùng, gây hỏng các tài sản khác và ô nhiễm. Do đó, bắt buộc các thùng nhiên liệu phải được cố định, neo chặt bằng cách gắn chúng vào các tấm bê tông đủ nặng để chống lại lực nước lũ, hoặc bằng cách luồn dây đai lên chúng, rồi gắn vào các cột neo trên mặt đất.
Một trong những giải pháp chống ngập cho nhà ở hiệu quả là lắp đặt các lỗ thông hơi trên nền móng, cho phép nước lũ chảy qua nhà thay vì đọng lại quanh nhà. Giải pháp này cung cấp lối thoát cho nước lũ và làm giảm áp lực gây hại mà nước lũ gây ra cho cửa sổ và tường. Nếu nội thất - thường là tầng hầm - được trang bị bằng vật liệu chống lũ lụt, lỗ thủy tĩnh và thiết bị chính được bảo vệ, thiệt hại có thể được hạn chế. Dĩ nhiên, việc dọn dẹp sau lũ là cần thiết.
Máy bơm hút bể phốt là một loại thiết bị dùng để bơm nước ra khỏi các tầng hầm, nơi thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng. Hiện nay, máy bơm hút bể phốt có pin dự phòng được khuyến khích sử dụng để cho phép chúng tiếp tục hoạt động khi mất điện.
Phương pháp cuối cùng mà các kiến trúc sư có thể sử dụng để giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra là san lấp bãi cỏ cách xa ngôi nhà. Nếu bãi cỏ nghiêng về phía nhà, nước mưa sẽ đọng lại xung quanh nhà. Ngược lại, bãi cỏ nghiêng ra ngoài sẽ làm trôi nước mưa. Để đạt được điều này, bãi cỏ nên sử dụng loại đất nặng có chứa thành phần đất sét và cát, cho phép dòng chảy bề mặt đổ vào một nơi thích hợp hơn như rãnh nước trên đường phố.
An Thanh - Theo Thanh niên Việt
Link nội dung: https://thuonghieuplus.vn/9-giai-phap-kien-truc-chong-ngap-lut-cho-nha-o-a54470.html