1. Thiết kế cửa sổ
Cửa sổ là giải pháp hiệu quả để nhà bếp thông thoáng. Mùi thức ăn, mùi dầu mỡ, hơi nóng sẽ dễ dàng thoát ra ngoài, không khí trong bếp sẽ trở nên mát mẻ dễ chịu hơn, các chị em nội trợ cũng sẽ thoải mái để tỉ mĩ chuẩn bị những bữa cơm ngon cho gia đình. Ngoài ra, ánh nắng tự nhiên còn có tác dụng diệt khuẩn rất tốt, nhờ đó căn bếp của bạn sẽ trở nên sạch sẽ hơn.
2. Luôn giữ phòng bếp sạch sẽ, gọn gàng
Bằng cách sắp xếp vật dụng đúng vị trí, bạn sẽ giúp cho phòng bếp dù rộng rãi hay chật hẹp đều trở nên gọn gàng. Một căn bếp bừa bộn sẽ khiến gia chủ cảm thấy ngột ngạt, nóng bức hơn nhất là trong mùa hè và khiến người nội trợ mất tập trung, kéo dài thời gian nấu nướng, dọn dẹp.
3. Tạo mọi điều kiện cho không khí lưu thông
Để không khí lưu thông tối đa, bạn cũng có thể sử dụng thêm quạt trần. Không chỉ giúp xua tan mùi thức ăn, dầu mỡ trong phòng bếp, quạt trần (cánh to rộng) còn giúp căn phòng thoáng đãng, mát mẻ hơn trong mùa hè và tạo điểm nhấn trang trí bắt mắt.
Ngoài ra, hệ thống hút mùi cũng là thứ không thể thiếu trong không gian bếp.
4. Sử dụng màu nội thất trung tính, gần gũi với thiên nhiên
Nhằm tạo sự lôi cuốn cho không gian ăn uống và kích thích vị giác, nhiều gia đình hiện nay không ngần ngại sử dụng những gam màu nóng trong phòng bếp như màu vàng, đỏ, cam rực rỡ. Thế nhưng, nếu quá lạm dụng các tông này sẽ phản tác dụng, nhân lên gấp bội cảm giác nóng nực.
Các chuyên gia nội thất cho rằng, việc sử dụng bảng màu trung tính được cho là cách đơn giản nhất giúp giảm nhiệt cho phòng bếp mùa hè. Những tông màu lạnh như trắng, kem, gỗ sáng hoặc sắc xanh nước biển, xanh lá cây,... luôn là lựa chọn lý tưởng giúp gian bếp thêm tươi mát, gần gũi và dễ chịu.
5. Thêm cây xanh vào nhà bếp
Việc đầu tư cho một không gian sống xanh là điều được rất nhiều chủ nhà quan tâm. Một vài chậu cây trang trí hay những khóm rau mùi trồng trong bếp sẽ vừa làm nguồn thực phẩm cho gia đình vừa là một trong những cách hiệu quả làm thông thoáng nhà bếp.
Tùy thuộc vào diện tích, phong cách bài trí của từng phòng bếp, gia chủ sẽ lựa chọn được những chậu cảnh có chiều cao, màu sắc phù hợp với không gian tổng thể và đặt "chuẩn" vị trí. Nếu cây quá nhỏ so với diện tích bếp sẽ bị lọt thỏm giữa không gian. Ngược lại, cây quá cao lớn sẽ lấn chiếm diện tích sinh hoạt chung của gia đình bạn. Lưu ý, diện tích dành để bài trí cây xanh thường không được vượt quá 10% diện tích phòng bếp.
Một số loại cây vừa có tác dụng làm không khí nhà bếp trong lành và vừa có tác dụng về phong thủy như: Bạc Hà, Húng Quế, Xô Thơm, Phát Tài, Lan Quân Tử,…
6. Thay mới rèm cửa
Về kiểu dáng, khi chọn rèm cửa cho phòng bếp mùa hè, chủ nhân nên ưu tiên kiểu dáng đơn giản bởi những chiếc rèm cầu kỳ, phức tạp sẽ tạo cảm giác nặng nề, bí bức. Ngoài rèm vải, bạn có thể chọn kiểu rèm cuốn, rèm gỗ, rèm sáo nhôm hoặc rèm roman (rèm xếp)... để cách nhiệt, cản nắng và tạo không gian thoáng đãng.