Xôn xao bất động sản Hòa Lạc “sốt” trở lại sau khi có quy hoạch chung
Sau khi UBND Hà Nội công bố quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc đến năm 2030 theo tỷ lệ 1/10.000 đã khiến đất nền tại đây bắt đầu tăng trở lại.
Trong 1 tuần vừa qua, ông Đỗ Thế Nhuận, một nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội đã nhận hàng chục cuộc gọi chào mời mua đất nền tại một số xã thuộc 2 huyện Thạch Thất, Quốc Oai, chỉ cách đô thị vệ tinh Hòa Lạc khoảng 5 - 7km.
Các cuộc gọi này đều xung quanh chủ đề tiềm năng của đất nền Hòa Lạc, sau khi UBND Hà Nội công bố quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc đến năm 2030.
Theo ông Nhuận, các môi giới đều chào mời, đất nền quanh khu vực Hòa Lạc vào giữa tháng 6/2019 đã tăng 10 - 15% so với cuối năm 2019.
Tìm kế để Đà Nẵng trở thành nơi đáng sống cả ngày lẫn đêm
Các thành phố du lịch Việt Nam đang hướng đến phát triển mạnh kinh tế ban đêm để tăng nguồn thu từ khách nội địa và quốc tế. Trong đó, Đà Nẵng đang vươn tới mục tiêu trở thành nơi đáng sống cả ngày lẫn đêm.
Trong bối cảnh du lịch Đà Nẵng đang trên con đường hồi phục và phát triển hậu Covid-19, việc gia tăng những sản phẩm, dịch vụ ban đêm có vai trò hết sức quan trọng nhằm duy trì sức hút cho điểm đến này ngay cả trong mùa thấp điểm, cũng như gia tăng chi tiêu và số ngày lưu trú của du khách khi đến Đà Nẵng.
Ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng từng chia sẻ, năm 2019, Đà Nẵng đón gần 8 triệu lượt du khách, trong đó khách nước ngoài là gần 3 triệu lượt. Du lịch góp 64% tỷ trọng tăng trưởng GRDP của toàn TP. Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 làm hàng loạt các gia đình lâm vào cảnh khó khăn do mất việc làm, doanh nghiệp cũng phải chịu những tổn thất nặng nền, ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là lĩnh vực du lịch.
Để phục hồi và phát triển du lịch, thời gian qua Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực, cùng sự hỗ trợ của hiệp hội các công ty bằng nhiều kênh, giải pháp. Qua gần 1 tháng thực hiện chương trình kích cầu “Da Nang Thank you”, lượng du khách đến Đà Nẵng đạt gần 500.000 lượt, chủ yếu là khách nội địa.
Xu hướng "ảo hóa" trong mua bán bất động sản: Nhất thời hay vĩnh viễn?
Những người mua tiềm năng có được cái nhìn đầu tiên về ngôi nhà tiềm năng thông qua các camera trên điện thoại thông minh được kết nối bởi FaceTime và Zoom. Công nghệ mô hình 3 chiều được sử dụng để tạo ra các đột phá kỹ thuật số có thể được phát lại bất cứ lúc nào từ gần như mọi góc độ, và thậm chí có thể lấp đầy một căn phòng trống bằng đồ nội thất ảo.
Việc được tận mắt quan sát luôn là một nhu cầu cá nhân cơ bản, nhưng coronavirus và việc phong tỏa sau đó đã khiến nó trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Từ nhà cửa đến văn phòng, phòng tập thể dục/gym, rạp chiếu phim và các quán bar đều bị ảnh hưởng. Đối với bất động sản, một ngành công nghiệp phụ thuộc vào cách mọi người cảm nhận về ngôi nhà tiềm năng, đại dịch kéo theo về sự giãn cách xã hội, yêu cầu sự tiếp xúc tối thiểu giữa các cá nhân. Điều đó đã thay đổi vai trò của công nghệ từ có khả năng thành bắt buộc.
Các thành tựu công nghệ mới như trợ lý ảo, bản đồ 3 chiều và khảo sát bằng máy bay không người lái (flycam, drone) vốn đã được áp dụng từ nhiều năm trước, nhưng chỉ trên cơ sở từng trường hợp với các thuộc tính được chọn.
"Một số công nghệ hiện có đều rất gọn gàng", Quentin Dane, CEO của công ty môi giới bất động sản Dash Carolina, phục vụ cho "tam giác nghiên cứu" của Bắc Carolina ở Raleigh, Durham và Chapel Hill cho biết. "Bạn đã từng dùng nó cho một số sản phẩm nhất định, nhưng bạn sẽ không/chưa áp dụng điều đó cho tất cả các mặt hàng."
Định đoạt số phận những dự án BT hậu “khai tử”?
Diễn đàn Quốc hội những năm trở lại đây luôn nóng các vấn đề về dự án BT, bởi lỗ hổng trong thất thoát tài sản công, quá trình chỉ định thầu, sự "móc ngoặc" giữa cơ quan chức năng và doanh nghiệp để thâu tóm những quỹ đất vàng thông qua phép trao đổi không ngang giá. Bởi di chứng để lại quá lớn mà mới đây, hình thức BT đã được Quốc hội chính thức xoá bỏ khỏi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Nhưng vấn đề đặt ra là số phận còn lại của những dự án BT đã và đang được triển khai sẽ đi đâu, về đâu?
Theo luật sư Nguyễn Trọng Hiệp, Giám đốc Công ty luật HPVN, việc Quốc hội tán thành “khai tử” các dự án thực hiện theo hình thức BT là một quyết sách hoàn toàn đúng. Song, vấn đề mà vị luật sư này đặt ra là việc bỏ không áp dụng hình thức này trong Luật PPP, không có nghĩa những bất cập, hệ lụy đã và đang tồn tại sẽ không phải xử lý.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc xử lý chuyển tiếp các dự án BT như thế nào không phải là vấn đề đơn giản. Bởi, đang có rất nhiều dự án BT dở dang.
“Ở đây phải cần đến "bàn tay" trong sạch của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xác định giá trị của các dự án BT đưa ra có đúng hay không, đất đối ứng có ngang giá hay không? Phải thanh tra, rà soát lại xem các giá trị thanh toán đề ra có chuẩn xác hay không, từ đó lên phương án xử lý chuyển tiếp phù hợp”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Phát triển đại đô thị: Cơ hội nhiều, thách thức vô cùng lớn
Theo ông Trần Minh Hoàng, Phó Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản, mặt tích cực của xây dựng đại đô thị là đẩy nhanh quá trình phát triển đồng bộ, hiện đại, tuy nhiên gắn với nhiều rủi ro nếu chỉ phụ thuộc vào một số doanh nghiệp lớn.
Đánh giá về chặng đường 10 năm của thị trường bất động sản, vị Phó Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho hay, quy mô được mở rộng, trải dài trên phạm vi toàn quốc không chỉ tại Hà Nội và Sài Gòn. Cụ thể:
• Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân tỷ đô xuất hiện với năng lực phát triển đô thị không thua kém các doanh nghiệp tầm cỡ trên thế giới về bất động sản.
• Nắm bắt và làm chủ công nghệ, doanh nghiệp Việt có khả năng xây dựng công trình hàng trăm tầng, hàng ngàn héc ta.
• Thị trường phát triển mạnh từ nhà ở thấp tầng sang cao tầng với sản phẩm nhà ở chủ lực là chung cư (trên 90%), nhà ở phát triển mới.
• Xuất hiện và phát triển mạnh một số phân khúc bất động sản mới như condotel, bất động sản nghỉ dưỡng, góp phần phát triển mạnh ngành du lịch, các khu du lịch đẳng cấp quốc tế.
• Hệ thống dịch vụ, phân phối, môi giới, quản lý bất động sản phát triển ngày một chuyên nghiệp, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao không thua kém các chuẩn mực quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trên, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục là một thị trường có tính minh bạch kém, luật pháp, thủ tục đầu tư phức tạp, chồng chéo, nhiêu khê, có tính rủi ro cao...