Chơi với vật liệu

Có rất nhiều giải pháp để làm mới, đem lại tiện nghi, đồng thời tạo nên dấu ấn cá tính riêng cho một không gian. Với dự án cải tạo này, nhóm thiết kế đến từ APS Concept đã sử dụng một thủ pháp rất quen thuộc: vật liệu, mà chủ đạo là kính.

Có rất nhiều giải pháp để làm mới, đem lại tiện nghi, đồng thời tạo nên dấu ấn cá tính riêng cho một không gian. Với dự án cải tạo này, nhóm thiết kế đến từ APS Concept đã sử dụng một thủ pháp rất quen thuộc: vật liệu, mà chủ đạo là kính.

Chơi với vật liệu - Ảnh 1.

Tất nhiên, để kính phát huy hết vai trò của vật liệu và thể hiện đúng "chất" của gia chủ thì cũng cần sự tương tác và hiểu biết nhất định về chủ đầu tư. Nhóm thiết kế chia sẻ rằng khách hàng của họ là một phụ nữ độc thân thành đạt, chuyên về lĩnh vực truyền thông marketing.

Chơi với vật liệu - Ảnh 2.
Chơi với vật liệu - Ảnh 3.

Tổng thể không gian sinh hoạt chung: phòng khách, bàn ăn…

Chơi với vật liệu - Ảnh 4.

Vì tính chất công việc luôn di chuyển giữa các quốc gia nên suy nghĩ về không gian sinh hoạt của chị cũng cởi mở hơn. Với chị, không gian sống không chỉ dừng lại việc đáp ứng đầy đủ các công năng, mà còn là nơi thể hiện cá tính của bản thân, chị không muốn một không gian quá gò bó. Đây cũng chính là một trong những tiền đề quan trọng để APS Concept phát triển ý tưởng.

Chơi với vật liệu - Ảnh 5.
Chơi với vật liệu - Ảnh 6.
Chơi với vật liệu - Ảnh 7.
Chơi với vật liệu - Ảnh 8.

Từ một căn hộ ban đầu có diện tích 76m² với quy mô hai phòng ngủ, nhóm thiết kế đã xử lý phá bỏ các vách ngăn không cần thiết, kết nối không gian lại với nhau biến căn hộ hai phòng ngủ thành căn hộ một phòng ngủ, do vậy mà phòng ngủ trở nên rộng hơn.

Đặc biệt, khối tắm được chú trọng để nâng cao chất lượng sống của chủ nhân lên một cấp độ mới. Gạch kính có vân nổi lượn sóng kết hợp với ánh sáng vàng hắt vào khiến không gian này  thêm huyền ảo, một nơi  để giải trí, thư giãn đáng giá.

Chơi với vật liệu - Ảnh 9.
Chơi với vật liệu - Ảnh 10.

Khối vệ sinh và ánh sáng vàng ấm gợi nhiều cảm giác thư giãn.

Chơi với vật liệu - Ảnh 11.

Kính không chỉ là giải pháp tối ưu hóa nguồn sáng, mà với sự đa dạng về mẫu mã của vật liệu này trên thị trường hiện nay, nhóm thiết kế có rất nhiều cơ hội để biến hóa, kết hợp kính với các vật liệu khác làm cho mọi thứ trở nên sinh động hơn. Các yếu tố tồn tại ở căn hộ cũ như tường sơn, sàn gạch… được thay đổi hoàn toàn.

Chơi với vật liệu - Ảnh 12.

Gian bếp và bàn ăn với các góc nhìn khác nhau.

Chơi với vật liệu - Ảnh 13.
Chơi với vật liệu - Ảnh 14.

Mảng vách kính phân chia phòng khách với phòng ngủ nhìn từ hai phía.

Chơi với vật liệu - Ảnh 15.
Chơi với vật liệu - Ảnh 16.

Chi tiết mảng kính vân sóng trong một không gian cụ thể.

Sơn hiệu ứng beton  phủ lên bề mặt tường thay cho sơn nước; sàn gỗ kết hợp với sàn đá được xếp đặt ngẫu hứng, tách biệt hai không gian khách – bếp nhưng vẫn giữ sự liền mạch, liên kết giữa các không gian. Chiếc bàn ăn là một thiết kế khá thú vị với sự kết hợp giữa mặt đá và chân bàn bằng kính đúc.

Ở khu vực nhà vệ sinh, sàn và tường đều được làm bằng đá mài trắng, xen vào đó là một số gạch hoa văn lục giác tạo điểm nhấn nhẹ nhàng. Vì phòng thay đồ có diện tích khá nhỏ nhưng chủ đầu tư muốn tận dụng hết không gian để chứa quần áo nên hệ khung nhôm cánh kính đen được lựa chọn, tạo cảm giác xuyên suốt, không gian như được mở rộng hơn.

Chơi với vật liệu - Ảnh 17.

Phòng ngủ của nữ chủ nhân.

Chơi với vật liệu - Ảnh 18.
Chơi với vật liệu - Ảnh 19.

Giải quyết bài toán cải tạo căn hộ để đem lại tiện nghi, đồng thời thể hiện dấu ấn của chủ nhân bằng cách sử dụng vật liệu, sử dụng không gian để chia sẻ một quan điểm sống, căn hộ này là một ví dụ tiêu biểu cho việc chơi đúng chất và chơi hiệu quả.

Chơi với vật liệu - Ảnh 20.

Mặt bằng hiện trạng căn hộ.

Chơi với vật liệu - Ảnh 21.

Mặt bằng cải tạo căn hộ.

Theo NLĐ

Link gốc

Link nội dung: https://thuonghieuplus.vn/choi-voi-vat-lieu-a42606.html