Từ thí nghiệm 3 nhóm sinh viên đến bài học triết lý rất đời của cuộc sống: Thành công, luôn đi liền với mục tiêu thực tiễn!

Mọi sự trên đời đều có nhân – quả. "Nhân" là thứ bạn có thể chọn, nhưng "quả" thì không có cách nào chọn được. Thế nên trước khi chờ nhận được "quả" ngon, hãy tự gieo cho mình một cái "nhân" tốt, lập ra mục tiêu lâu dài và thực hiện nó.

Mọi sự trên đời đều có nhân – quả. "Nhân" là thứ bạn có thể chọn, nhưng "quả" thì không có cách nào chọn được. Thế nên trước khi chờ nhận được "quả" ngon, hãy tự gieo cho mình một cái "nhân" tốt, lập ra mục tiêu lâu dài và thực hiện nó.

Năm 1953, Đại học Yale đã tiến hành một cuộc khảo sát, điều tra về mục tiêu của các sinh viên tốt nghiệp trong năm đó.

Khi được hỏi: "Các em có kế hoạch rõ ràng bằng văn bản hoặc đặt ra mục tiêu cụ thể cho mình theo từng giai đoạn hay chưa?", chỉ có 3% số sinh viên đưa ra câu trả lời chắc chắn.

Hai mươi năm sau, những nhân viên tham gia điều tra năm đó tiếp tục thực hiện khảo sát thứ hai về những sinh viên đã tốt nghiệp nhiều năm kia và phát hiện ra rằng:

3% số sinh viên có mục tiêu rõ ràng năm xưa đã có thu nhập kinh tế cao hơn nhiều so với 97% số sinh viên còn lại.

Từ thí nghiệm 3 nhóm sinh viên đến bài học triết lý rất đời của cuộc sống: Thành công, luôn đi liền với mục tiêu thực tiễn! - Ảnh 1.

Mục tiêu rõ ràng thực sự đóng vai trò rất lớn trong việc chỉ ra "con đường đời" chính xác cho một người. Nếu bạn vẫn không tin điều đó, hãy xem tiếp thí nghiệm dưới đây:

Các nhà tâm lý học đã làm một thí nghiệm: Phân số người tham gia thí nghiệm thành 3 nhóm A, B, và C; để họ đi bộ cùng một nơi đến một ngôi làng cách đó 10 km.

Những người ở nhóm A không biết tên ngôi làng, cũng chẳng biết chặng đường còn lại là bao xa. Cái họ được chỉ dẫn, chỉ có phương hướng đến ngôi làng.

Mới đi được 2, 3 km, đã có người bắt đầu than khổ; đi được nửa tiếng đồng hồ, vài người bỗng phát hỏa, oán hận đường đi sao mà xa thế, biết đến khi nào mới tới nơi được. Thậm chí có người còn ngồi lì trên đường không chịu đi. Càng đi về phía trước, tâm trạng của họ lại càng tệ.

Nhóm B biết tên và khoảng cách cụ thể đến ngôi làng. Họ được cho lộ trình, nhưng ven đường lại không có cột mốc báo số km trên đường. Họ chỉ có thể dựa trên kinh nghiệm cá nhân để ước tính thời gian và khoảng cách còn lại.

Đi được nửa đường, nhiều người muốn biết họ đã đi được bao xa, và những người có kinh nghiệm hơn đã nói cho họ biết: "Còn khoảng nửa chặng đường là tới."

Vì thế, họ tiếp tục đi, và khi đến ¾ chặng đường, cảm xúc mọi người đều xuống thấp, bởi ai nấy đều đã kiệt sức và chán nản, nhưng đường thì còn rất dài.

Tuy nhiên, khi có người nói: "Sắp đến rồi!" Cả đoàn lại như được tiếp thêm sức mạnh, đi nhanh về phía trước.

Người nhóm C không chỉ biết tên ngôi làng và lộ trình tới đó, mà trên đường còn có cột mốc ghi rõ số km rõ ràng. Ai nấy đều nhìn cột mốc khi đi, cứ mỗi lần quãng đường được rút ngắn, họ lại cảm thấy hạnh phúc. Suốt cả hành trình, họ mệt nhưng không nản, họ luôn đi về phía trước và về đích sớm nhất.

Mục tiêu cũng giống như lộ trình đường đi, và thành công là ngôi làng mà bạn cần phải đến. Kiên trì đi hết lộ trình, bạn nhất định sẽ thành công!

Từ thí nghiệm 3 nhóm sinh viên đến bài học triết lý rất đời của cuộc sống: Thành công, luôn đi liền với mục tiêu thực tiễn! - Ảnh 2.

Lúc còn nhỏ, nhà tôi rất nghèo, mọi người phải chen chúc trong một căn nhà chật hẹp.

Bố tôi lúc đó làm nghề thợ hồ, thường hay đi phụ người ta xây nhà. Mỗi khi ông xây xong một ngôi nhà, đều sẽ nhặt lại những viên gạch thừa mà người khác bỏ hoặc vài mảnh vụn mà người ta không cần và đem về nhà.

Thỉnh thoảng, khi đi trên đường, thấy gạch hoặc đá bỏ, ông ấy cũng nhặt chúng bỏ vào giỏ đem về.

Hai, ba năm sau, số gạch vụn đó trở thành một đống gạch lớn chất trong sân nhà tôi.

Khi còn nhỏ, tôi còn cho rằng bố tôi làm chuyện thừa thãi, sân nhà đã nhỏ, còn đem những thứ đồ lung tung về nhà, thật là bừa bộn.

Cho đến một ngày nọ, tôi mới thấy bố bắt đầu lôi đống "gạch bỏ" đó ra, xây thêm một cái phòng nhỏ cạnh nhà.

Từ đó, tôi hiểu ra: "Một viên gạch là vô dụng, nhưng một đống gạch thì không hề."

Nếu trong lòng bạn không có ước mơ và kế hoạch xây dựng một ngôi nhà, dù sở hữu mọi viên gạch trên thế giới thì nó cũng chỉ là đống rác thải. Nhờ kế hoạch "nhặt gạch xây nhà" của bố, không gian sống của chúng tôi được cải thiện rất nhiều.

Từ thí nghiệm 3 nhóm sinh viên đến bài học triết lý rất đời của cuộc sống: Thành công, luôn đi liền với mục tiêu thực tiễn! - Ảnh 3.

Khi bạn làm bất cứ việc gì, hãy tự hỏi mình hai câu hỏi:

Thứ nhất: Mục tiêu của việc này là gì? Bởi vì nếu như bạn mù quáng thực hiện, chẳng khác nào đang nhặt một đống gạch vụn mà không biết bản thân nên làm gì. Như thế, chỉ tổ lãng phí thời gian.

Thứ hai: Cần bao nhiêu nỗ lực để hoàn thành việc này? Nghĩa là bạn cần bao nhiêu viên gạch để xây nhà. Có đủ rồi, hãy kiên nhẫn thực hiện, vì những viên gạch này không thể nhặt ngày một ngày hai là có được.

"Bí quyết của thành công nằm ở việc bám sát mục tiêu." Đây không phải lời tôi nói, mà đó là lời ông Benjamin Disraeli nói trong bài phát biểu ngắn của mình khi được bầu làm Thủ tướng nước Anh.

Mọi sự trên đời đều có nhân – quả. "Nhân" là thứ bạn có thể chọn, nhưng "quả" thì không có cách nào chọn được. Điều đáng sợ nhất chính là chúng ta không đủ lòng kiên trì, thấy hướng nào có người thành công liền chạy theo hướng đó.

Phương hướng tất nhiên quan trọng, nhưng thái độ kiên định với mục tiêu còn quan trọng hơn nhiều. Chỉ có người luôn kiên trì với một mục tiêu duy nhất mới có thể sớm ngày thành công.

Một khi bạn có mục tiêu rõ ràng, nó chính là tiền đề thúc đẩy bạn có thêm ý chí và động lực để tiến về phía trước.

Ngay từ bây giờ, hãy lấy ra một mảnh giấy, ghi lại những mục tiêu bạn cần thực hiện từ nhỏ đến lớn. Nên nhớ: Mục tiêu phải rõ ràng và kiên định. Đây chính là bước đầu tiên của sự thành công.

Theo Thiên Tuyết - Báo Dân sinh

Link gốc

Link nội dung: https://thuonghieuplus.vn/tu-thi-nghiem-3-nhom-sinh-vien-den-bai-hoc-triet-ly-rat-doi-cua-cuoc-song-thanh-cong-luon-di-lien-voi-muc-tieu-thuc-tien-a41790.html