Một đời người phải đi qua rất nhiều thăng trầm khác nhau. Mỗi giai đoạn lại là một con đường, mà ở mỗi con đường, chúng ta lại gặp rất nhiều người, rất nhiều việc để lại dấu ấn quan trọng.
Đó có thể là một công việc ổn định, có môi trường hòa đồng và được tạo điều kiện để ngày một phát triển hơn.
Cũng có thể là năng lực tự thân, được chính bạn nỗ lực phấn đấu mỗi ngày.
Nhưng trên hết, có 4 việc mà bạn càng kiên trì nỗ lực xây dựng ngay từ ngày hôm nay, tương lai 5 năm sau, bạn đã phải cảm ơn chính mình rất nhiều.
Đồng tiền không phải vạn năng, nhưng cuộc sống hiện đại lại được chi phối rất nhiều bởi đồng tiền. Do đó, dù muốn hay không thì bạn vẫn phải xây dựng ý thức tiết kiệm tiền càng sớm càng tốt.
Với mức lương hiện có, cộng thêm các khoản thu nhập ngoài luồng nếu có, hãy vạch ra một kế hoạch tiết kiệm cụ thể cho mỗi tháng. Chẳng hạn như, nếu thu nhập của bạn là 10 triệu đồng/tháng, hãy thử bắt đầu tiết kiệm 10% trong số đó một cách dễ dàng. Sau đó, khi đã quen với việc tiết kiệm tiền, bạn có thể tăng dần lên 15 - 20% hoặc thậm chí là hơn nữa.
Giống như cách mà diễn viên Hollywood nổi tiếng Angelina Jolie từng chia sẻ: "Với những gì bạn kiếm được, hãy tiết kiệm 1/3, tiêu 1/3 và cho đi 1/3." Đợi đến lúc bạn có thể tự do chi tiêu mà vẫn giữ được 30% thu nhập mỗi tháng, chứng tỏ bạn đã nắm được kỹ năng quản lý tài chính hiệu quả hơn.
Xung quanh chúng ta còn rất nhiều người chưa ý thức được ảnh hưởng nghiêm trọng của việc không tiết kiệm là như thế nào. Họ thản nhiên chi tiêu mỗi ngày với tư duy “làm được bao nhiêu thì dùng bấy nhiêu”. Đến khi sức khỏe có vấn đề, đi khám thì được bác sĩ yêu cầu phẫu thuật và nằm viện, cần nộp một khoản viện phí bằng 2-3 tháng lương định kỳ, họ mới hoảng hốt tìm cách vay nợ khắp nơi.
Đặt bản thân vào tình huống đó, chúng ta hãy nghiêm túc coi việc tiết kiệm là khoản dự chi quan trọng vì bản thân, vì gia đình trong tương lai. Đến thời điểm cấp bách, khi có tình huống chẳng lành xảy ra và yêu cầu bạn phải lập tức chi ra một khoản tiền rất lớn, nếu trong tài khoản tiết kiệm không có một đồng, bạn rất dễ rơi vào hoảng loạn và bất lực, càng không tìm được biện pháp giải quyết thỏa đáng.
Không phải tự nhiên mà tỷ phú Warren Buffett luôn tâm đắc rằng: “Đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi bạn tiêu tiền, hãy tiêu phần còn lại sau khi bạn tiết kiệm được.”
Nhà là nơi cuộc sống bắt đầu, cũng là nơi mà người người đều hướng tới dù đang ở bất cứ giai đoạn đường đời nào. Một bữa cơm gia đình đạm bạc, với rau muống luộc hay cà dầm tương, đều chứa đựng một phần sinh mệnh của mỗi người. Đó không chỉ là thói quen, mà đôi khi còn trở thành tín ngưỡng để chúng ta hướng về, là động lực để mọi người vượt qua khó khăn.
Do đó, cần phải dốc sức để xây dựng và gìn giữ gia đình mình, trân trọng ngôi nhà và những người thân xung quanh như gia tài quý báu nhất. Không cần nội thất xa hoa, một mái ấm sạch sẽ, sáng ngời mà ấm áp cũng đủ để người đi xa muốn trở về nghỉ ngơi, xua tan sự mệt mỏi trong cả tâm trí lẫn thể xác.
Ngoài xã hội họ có giữ chức vụ gì đi chăng nữa nhưng về đến nhà, chúng ta vẫn chỉ là một thành viên bình thường trong gia đình, có nghĩa vụ cống hiến để xây dựng nó thêm vững bền, hòa thuận hơn.
Sự hiểu lầm lớn nhất của nhiều người về các kết nối của họ là khái niệm "lấy số lượng luận anh hùng". Nhưng người khôn ngoan cần hiểu rõ cái gì nên giữ và cái gì nên buông. Ở thời đại ngày nay, người ta ngày càng đánh giá cao chất lượng của các mối quan hệ hơn là số lượng. Không phải lúc nào, quen biết càng nhiều thì cũng có lợi cho bạn.
Trong các mối liên hệ, không tránh khỏi những kẻ kiêu ngạo coi thường nhưng cũng có nhiều người coi bạn là một nút thắt quan trọng. Ngoài gia đình, người thân, ân nhân, bạn bè thân thiết... thì có nhiều mối quan hệ không cần bạn phải nỗ lực duy trì, thậm chí đánh đổi cả sĩ diện và tự trọng của bản thân.
Bởi vì năng lượng và thời gian của một người rất hạn chế, phải biết cách quản lý năng lượng và để tâm vào những điều có ý nghĩa, hãy dành thời gian và công sức bỏ ra ở nơi, người trân trọng giá trị của bạn và sẵn lòng giúp đỡ bạn.
Khi có sức khỏe, mọi thứ bạn kiếm ra được gọi là tài sản. Khi không có sức khỏe, tất cả đều trở thành di sản mà thôi.
Nói theo một cách ví von khác, sức khỏe thể chất của con người giống như số 1, sự giàu có, tình cảm, sự nghiệp, gia đình… sẽ là những số 0. Nhiều số 0 đến mấy mà không có số 1 đứa trước thì cũng chỉ là vô nghĩa.
Điều đáng buồn nhất trên đời chính là, khi còn trẻ, chúng ta thoải mái đánh đổi sức khỏe để đạt được những thành tựu khác. Nhưng khi có thành tựu trong tay, lại hiếm ai có đủ sức khỏe mà hưởng thụ những thứ đó.
Do đó, để tương lai không phải nằm trong giường bệnh mà hối hận, hãy chú trọng xây dựng và giữ gìn nền tảng sức khỏe của chính bạn càng sớm càng tốt. Thường xuyên tập thể dục, phát triển chế độ ăn uống lành mạnh và một thói quen nghỉ ngơi tốt sẽ là chìa khóa quan trọng cho quá trình này.
Phải biết rằng, nghỉ ngơi không phải là kẻ th’ của công việc, mà ngược lại nó là đối tác vô cùng hiệu quả. Việc chúng ta sử dụng nghỉ ngơi, giải trí để tái tạo hiệu suất công tác là điều cần thiết trong cuộc sống.
Qua nghiên cứu sự nghiệp của những người đoạt giải Nobel, các tác giả, nghệ sĩ cho thấy: “Thành công thường đạt được trong khoảng thời gian ngoài công việc; những giờ mà chúng ta rời khỏi chiếc ghế và văn phòng; những giờ mà chúng ta thực sự làm chủ của chính mình; những giờ mà chúng ta tự do sử dụng theo ý mình,” đúng như những gì Bertie Charles Forbes, cha đẻ của công ty xuất bản nổi tiếng cùng tên, đã viết cách đây cả một thế kỷ.
Trong tương lai, nếu bạn còn duy trì được 4 sự kiện: tiết kiệm tiền, gìn giữ gia đình, bảo vệ sức khỏe và cải thiện chất lượng các mối quan hệ, nhất định bạn sẽ phải gửi lời cảm ơn tới chính mình trong quá khứ.
Phương Thúy - Theo Trí thức trẻ
Link nội dung: https://thuonghieuplus.vn/hay-tiep-tuc-no-luc-tiet-kiem-tien-ban-se-cam-on-chinh-minh-sau-5-nam-a40302.html