Bất động sản 24h: Đại gia trở lại "đường đua" bất động sản nghỉ dưỡng

4 giải pháp kiểm soát hiệu quả việc phân lô bán nền; Đại gia trở lại "đường đua" bất động sản nghỉ dưỡng; Cơn sóng mới trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có thành hình?... là tin tức nóng 24h qua.

4 giải pháp kiểm soát hiệu quả việc phân lô bán nền; Đại gia trở lại "đường đua" bất động sản nghỉ dưỡng; Cơn sóng mới trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có thành hình?... là tin tức nóng 24h qua.

Đại gia trở lại "đường đua" bất động sản nghỉ dưỡng

Tiềm năng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang thu hút các chủ đầu tư có tầm nhìn dài hạn tiếp tục đổ tiền vào phân khúc này.

Kể từ thời điểm thị trường bất động sản phục hồi năm 2014, du lịch nghỉ dưỡng bắt đầu lên ngôi. Dòng vốn hàng tỷ USD không ngừng chảy vào các điểm đến có tiềm năng du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc, Quảng Ninh, Quy Nhơn. Đánh dấu cho sự chuyển động đầy sôi động của lĩnh vực này là sự ra đời của nhiều mô hình nghỉ dưỡng mới như condotel, biệt thự biển, shophouse...

Theo ghi nhận từ CBRE, ngành khách sạn Việt Nam năm 2019 dù có suy giảm về tốc độ tăng trưởng, chỉ còn duy trì ở mức 10,8%, so với mức trên 20% của năm 2018, nhưng đây vẫn là một con số ấn tượng so với các quốc gia trong khu vực và toàn châu Á.

Tuy nhiên, khi thị hiếu của khách hàng đang ngày càng trở nên khắt khe, lượng cung lại đổ bộ ồ ạt thì cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp bất động sản càng trở nên khắt khe. Tất yếu của cuộc chạy đua đó là sự ra đời của những mô hình bất động sản nghỉ dưỡng mới.

Nhận định về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong tương lai, ông Robert McIntosh, Giám đốc Điều hành của CBRE Hotels khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã đưa ra ba xu hướng mới.

4 giải pháp kiểm soát hiệu quả việc phân lô bán nền

Phân lô bán nền xuất phát từ nhu cầu thực của người dân, bản chất của phân lô nếu tuân thủ quy hoạch sẽ tăng thu ngân sách Nhà nước và là điều kiện để cải thiện bộ mặt đô thị.

Gốc rễ phong tục tập quán của người Việt là “sống xây nhà, chết xây mồ”, do đó khẳng định nhu cầu sống, sinh hoạt, xây nhà là rất lớn. Luật Đất đai qua nhiều lần sửa đổi cũng đã đề cập đến phân lô bán nền. Nhưng phải hiểu rằng, việc phân lô bán nền điều chỉnh phải phù hợp với quy hoạch đô thị.

Với tâm lý của người Việt Nam, việc sở hữu đất đai để xây nhà là có nhưng với số tiền không nhiều họ tích luỹ đầu tiên là mua đất rồi mới đến xây nhà.

Việc đưa ra phân lô bán nền giúp doanh nghiệp bất động sản có được thêm tài chính để phát triển các dự án, trong khi nếu để xây nhà xong mới bán thì cần rất nhiều vốn. Để doanh nghiệp có thể kinh doanh phát triển thì cần tháo gỡ, giúp các doanh nghiệp có thể bán và tăng tính thanh khoản của dự án.

Bản chất của phân lô bán nền giúp cải thiện, chỉnh trang bộ mặt đô thị, nếu tuân thủ quy hoạch sẽ tăng thu ngân sách Nhà nước. Thay vì xây dựng những dự án nhà manh mún, các cơ quan nhà nước có thể kiểm soát kiểu dáng, màu sắc, thống nhất cảnh quan.

Cơn sóng mới trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có thành hình?

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã đẩy thị trường bất động sản nghỉ dưỡng “đóng băng” trong ngắn hạn. Ở thời điểm đó, những kịch bản được đưa ra đều mang gam màu xám khi Covid-19 đã lây với tốc độ chóng mặt trên thế giới. Chính sách cách ly xã hội tiếp tục đưa các chỉ số trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng thêm u ám.

Tuy nhiên, bước sang tháng 5, với việc kết thúc khoảng thời gian giãn cách xã hội, bất động sản nghỉ dưỡng đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng. Một loạt các chính sách kích cầu từ ngành du lịch được bung ra như các gói du lịch giá rẻ, xây dựng điểm đến an toàn. Chuỗi những hoạt động tích cực đã kéo theo sự sôi động sớm trở lại của bất động sản nghỉ dưỡng.

Nhìn nhận ở góc độ tốc độ tăng trưởng du lịch, nếu đưa ra kỳ vọng về sự tăng trưởng như dự báo cuối năm 2019, các chuyên gia cho rằng sẽ khó đạt được. Thế nhưng, nếu nhìn vào con số hơn 18 triệu lượt khách du lịch nội địa năm 2019, niềm tin về lượng khách nội sẽ bẩy cung bất động sản nghỉ dưỡng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Kết quả của một cuộc khảo sát gần đây nhất do Savills Hotels tiến hành đã cho thấy, tình hình hoạt động của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam trong giai đoạn mở cửa sau thời gian giãn cách xã hội đã có những tín hiệu tích cực của quá trình phục hồi,

Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, ông Đoàn Văn Bình cũng nhận định, cùng với khả năng phục hồi nhanh của ngành du lịch, bất động sản du lịch sẽ là lĩnh vực có khả năng phục hồi nhanh. Những nỗ lực và cách thức Việt Nam chống dịch vừa qua đã “ghi điểm” rất lớn trong mắt cộng đồng quốc tế.

Các thị trường mới bắt đầu dậy sóng sẽ trở thành điểm dừng chân của các nhà đầu tư. Bởi với yếu tố "mới", "lạ" cũng như khả năng "tiếp thu kinh nghiệm tốt" từ các điểm du lịch truyền thống trước đó sẽ tạo ra ưu thế kép cho vùng đất mới.

Điển hình như Vân Đồn (Quảng Ninh), sự xuất hiện của những tổ hợp bất động sản đa chức năng, những quần thể du lịch mới bên cạnh tiềm năng du lịch sẵn có đã đưa khu kinh tế đặc biệt này trở thành điểm đầu tư an toàn.

Chưa kể, trước đó, Vân Đồn đã định danh trên bản đồ đầu tư nhờ sự tự bứt phá từ hệ thống cơ sở hạ tầng trong những năm vừa qua như Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn, Cảng hàng khách quốc tế Hạ Long… Đặc biệt, sự kiện Vân Đồn được quy hoạch trở thành khu kinh tế đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ được đánh giá là bước ngoặt mới của vùng đất này. 

"Thắp sáng" BĐS du lịch bằng "ngọn hải đăng" kinh tế ban đêm

Nền kinh tế ban đêm đã đem lại giá trị kinh tế lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, kinh tế ban đêm vẫn bỏ ngỏ trong khi đây là ngành có thể giúp đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng giá trị cho các bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Kinh tế ban đêm là khái niệm không hề xa lạ ở nhiều quốc gia. Hiểu tổng thể, đây là hoạt động kinh tế - dịch vụ diễn ra trong thời gian từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Do đặc thù nên hoạt động này thường gắn với các sự kiện văn hóa - nghệ thuật, các dịch vụ vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua sắm… Ở nhiều quốc gia, kinh tế ban đêm có nhiều đóng góp lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, giá trị thặng dư và thu hút ngoại tệ.

Điển hình, tại một số quốc gia Âu, Mỹ cũng đã phát triển nền kinh tế ban đêm như một tiềm năng đáng chú ý, thúc đẩy công ăn việc làm, đóng góp giá trị thuế lớn. Tại Liên minh châu Âu (EU), hầu hết các thành phố lớn đều có nền triển mô hình này, đặc biệt là những thành phố được du lịch, du khách tìm tới nhiều nhất như Paris, Geneva, Zurich, Manchester, Amsterdam, Berlin, Madrid, Barcelona, Roma…

Thủ đô London Vương quốc Anh được mệnh danh là thành phố không ngủ khi nền kinh tế về đêm diễn ra từ 6h tối hôm trước tới 6h sáng hôm sau. Sự sôi nổi nhộn nhịp có xuất phát điểm từ những khảo sát cho thấy có tới 2/3 người dân luôn thường trực sẵn sàng ra đường mua sắm.

Có thể khẳng định rằng nếu một vùng đất đẹp hấp dẫn du khách đến thăm thì kinh tế ban đêm chính là sản phẩm giúp giữ chân du khách và tối đa hóa lợi nhuận cho ngành du lịch. Kinh tế ban đêm nếu thực hiện tốt còn là tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản. Thực tế ghi nhận, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng đã sớm phát triển các mô hình kinh doanh gắn với kinh tế đêm tại các dự án của mình. Có thể kể đến một số như tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng được phát triển định hướng gắn với nền kinh tế ban đêm như Grandworld (Phú Quốc), Sun World Bà Nà Hills (Đà Nẵng), Sonasea Vân Đồn Harbor City (Quảng Ninh)… Đây đều là những điểm nhấn đáng chú ý về sự phát triển của kinh tế ban đêm.

Đặc biệt, tiên phong phát triển dự án tại Vân Đồn, hiện Tập đoàn CEO đang triển khai tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City. Tại đây, chủ đầu tư phát triển các sản phẩm lưu trú cao cấp như biệt thự nghỉ dưỡng, khách sạn quốc tế, khu đảo nghỉ dưỡng Sonasea Island Retreat cũng như các sản phẩm du lịch phụ trợ như trung tâm mua sắm, bến du thuyền, CLB du thuyền, khu vui chơi trong nhà và ngoài trời, trung tâm hội nghị quốc tế…. theo mô hình “All in One” - mọi trải nghiệm trong một điểm đến giải trí đẳng cấp. Đây cũng là nơi đầu tiên tại Vân Đồn thí điểm mô hình kinh tế ban đêm, trở thành điểm đến hàng đầu hấp dẫn khách du lịch suốt 24/7 ngày và 365 ngày/năm.

Doanh nghiệp ngành xây dựng thích ứng nhanh với giai đoạn hậu Covid-19

Các doanh nghiệp xây dựng dường như đang dần trở lại với guồng quay của thị trường xây dựng xây lắp khi các dự án BĐS bắt đầu khởi động trở lại sau giai đoạn vô cùng khó khăn. Đa dạng hóa các mảng kinh doanh trên cơ sở phát huy mảng kinh doanh cốt lõi của mình là bước đi của nhiều doanh nghiệp trong ngành.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành, hầu hết các doanh nghiệp xây dựng đều cảm nhận được sự khó khăn trong khoảng 6 tháng qua bởi sự tác động của đại dịch Covid-19 và thị trường BĐS trầm lắng. Các công trình phải tạm dừng hoặc hoạt động cầm chừng, nhiều nhà thầu phải cắt giảm bớt công nhân, các khoản nợ cũng khó đòi hơn, giá cổ phiếu đi xuống,...

Theo ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FECON cho rằng những khó khăn hiện nay đến từ việc đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng rõ rệt tới nền kinh tế nói chung cũng như thị trường xây dựng nói riêng, đặc biệt là xây dựng bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.

Theo các công ty nghiên cứu thị trường như Savills, CBRE và JLL trong các báo cáo của mình cũng đang chỉ ra những cơ hội đền từ dòng vốn chuyển dịch đến Việt Nam, nhất là thời điểm sau đại dịch khi các chuỗi giá trị được nối lại và nhu cầu tăng cao.

Điều này sẽ dẫn đến nhu cầu bất động sản công nghiệp tại Việt Nam tăng mạnh theo đà tăng của nguồn vốn đầu tư FDI với thuận lợi là hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện và quỹ đất dành cho công nghiệp của Việt Nam vẫn còn dồi dào.

Link gốc

Link nội dung: https://thuonghieuplus.vn/bat-dong-san-24h-dai-gia-tro-lai-duong-dua-bat-dong-san-nghi-duong-a38600.html