Được biết TP HCM hiện đã giao Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP HCM (HFIC) làm đầu mối phối hợp với đơn vị tư vấn và các sở ngành, đơn vị để tham mưu xây dựng đề án “Đề án phát triển TPHCM thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế. HFIC, với chức năng và nhiệm vụ của mình, sẽ phải phát huy vai trò là cầu nối quan trọng góp phần dẫn dắt các dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, xử lý môi trường. Có ngắn gọn là đầu mối của “vốn mồi” để hút vốn đầu tư xã hội hóa, vốn tư nhân vào trung tâm tài chính nói riêng, mở rộng là phố Đông.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm được coip/là 1 trong 3 trụ cột của thành phố phía đôngbr class=

Khu đô thị mới Thủ Thiêm được coi là 1 trong 3 trụ cột của thành phố phía đông Ảnh: Hoàng Triều

Có kinh nghiệm trong huy động vốn qua trái phiếu chính quyền địa phương, HIFC mối quan hệ sâu rộng, ở tầm chiến lược với các đối tác quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Cơ quan Hợp tác và Phát triển Italy..., đây sẽ là lợi thế để tổ chức này gọi vốn lớn.

Nếu đề án thành lập Thành phố thuộc TP HCM được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên Việt Nam có một thành phố trong lòng thành phố.

Song, một điểm nhấn trong các đề xuất của TP HCM lên Thủ tướng Chính phủ, cùng với đề án lập phố Đông, là cho phép TP thực hiện thí điểm việc thành lập Ban Quản lý vốn nhà nước tại DN TP HCM. Đây có lẽ cũng sẽ là một gợi mở mới về hướng đi gia tăng nguồn lực đầu tư củng cố nội lực của DN TP nói chung, cùng với đó là cơ sở cho các đầu mối “vốn mồi” Nhà nước rộng đường song hành cùng vốn đầu tư xã hội. Điều đó có lẽ càng sẽ phù hợp hơn với quy mô của một phố Đông không chỉ “gói” trong câu chuyện của Trung tâm tài chính và sự thuận tay của HIFC.

Còn nhớ trước đây, TP HCM đã đánh tiếng cho đề án Trung tâm tài chính quận 2. Rất nhiều nhà đầu tư lớn về hạ tầng, bao gồm cả những ông lớn hạ tầng hàng không, vô cùng quan tâm. Nhà đầu tư sẵn sàng bỏ “vốn mồi”, kết nối cùng các đối tác châu Âu, châu Mỹ để hút vốn hàng tỷ đô cho các dự án cụ thể hơn, các hạ tầng địa ốc tại địa bàn, với sẽ tạo sóng lan tỏa và hút nguồn lực kế tiếp không ngừng tăng. Qua đó, tạo chuỗi cung ứng dịch vụ tài chính phục vụ các nhà sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ ở quy mô kết nối giao thương tầm khu vực. Đây là ví dụ cụ thể cho thấy quy hoạch phù hợp, lợi thế rõ ràng, định hướng chuẩn xác, việc hút nguồn lực vốn cho phố Đông, hay kêu gọi nhà đầu tư vào đô thị Sáng tạo như một “Shanghai mới của hòn ngọc Viễn Đông”, không hề vời xa.

Một số doanh nghiệp hiện cho rằng đã đến Chính phủ, UBNDTP cần có cơ chế để xem xét “chẻ gói”, từ việc phân bổ từng phần cho doanh nghiệp tham gia đấu thầu từng phần dự án cho đến giảm quy định vốn có, tạo điều kiện để họ được góp mặt vào các đại công trình lớn. Nhiều lực nhỏ ắt góp gió thành bão.

Với làn sóng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc của Nhật Bản và Mỹ, Việt Nam và TP HCM đang đứng thời cơ lớn. Sự phát triển của các khu đô thị bài bản, đặc biệt các khu đô thị sáng tạo như phố Đông, nếu được triển khai sớm, nhanh, không chỉ giúp Việt Nam nắm bắt thời cơ “có một không hai” này góp phần đưa kinh tế TP HCM, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và kinh tế Việt Nam tiến nhanh hơn trên quỹ đạo số.

 

Link gốc