Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020. Trong báo cáo tài chính chỉ rõ, doanh nghiệp thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, doanh thu thuần của Vietnam Airlines trong 3 tháng đầu năm 2020 và của các công ty con là 18.800 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là do vốn vượt doanh thu, doanh nghiệp thua lỗ gộp 630 tỷ đồng. Trong quý I/2020, hãng hàng không quốc gia lỗ gộp 4.000 tỷ đồng.
Ở hoạt động tài chính, doanh thu Vietnam Airlines không thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm 2019, đạt 240 tỷ đồng nhưng chi phí tài chính tăng vọt lên 44% lên 1.100 tỷ đồng. Nguyên nhân do lỗ chênh lệch tỷ giá tăng mạnh lên gần 800 tỷ đồng.
Dù đã tiết giảm 40% tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhưng hãng hàng không quốc gia vẫn lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 2.700 tỷ đồng. Song nhờ các khoản thu từ thanh lý, nhượng quyền tài sản cố định, số lỗ sau thuê còn 2.600 tỷ đồng.
Hơn 10.000 nhân viên Vietnam Airlines phải ngừng việc không lương vì ảnh hưởng của dịch COVID-19
Theo Vietnam Airlines đây là mức lỗ kỷ lục của doanh nghiệp. Bởi những năm trước, quý I luôn là thời điểm hãng lãi lớn do tần suất khai thác chuyến bay mạnh ở dịp Tết nguyên đán.
Với mức lỗ quá lớn, dòng tiền kinh doanh của hãng hàng không quốc gia âm đến 3.800 tỷ đồng. Quý I/2019, chỉ tiêu này trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp là 3.000 tỷ đồng.
Dẫu đã bổ sung tài chính từ đi vay, lưu chuyển thành tiền thuần trong kỳ của doanh nghiệp vẫn âm đến 500 tỷ. Tiền và tương đương tiền cuối tháng 3 của Vietnam Airlines còn lại 2.500 tỷ trong khi cùng kỳ năm trước là 7.500 tỷ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn 3.300 tỷ đồng đang gửi có kỳ hạn ở ngân hàng.
Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp hồi đầu tháng 4/2020, Vietnam Airlines có lượng tiền mặt dự trữ khoảng 3.500 tỷ đồng nhưng đến nay đã cạn kiệt. Doanh nghiệp đang phải gia tăng vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Đến cuối quý I, doanh nghiệp đã vay ngắn hạn lên d dến 5.600 tỷ đồng, dư nợ lên đến 4.300 tỷ đồng sau 3 tháng.
Ngoài số vay ngắn hạn, hãng hàng không quốc gia mong muốn được Nhà nước hỗ trợ 12.000 tỷ đồng, giải ngân từ tháng 4 để đảm bảo khả năng thanh toán.
Cũng trong ngày 30/4, Tập đoàn FLC cũng công bố báo cáo tài chính. Theo đó, doanh nghiệp này cho biết, đã thua lỗ 1.900 tỷ đồng do tác động của đại dịch COVID-19. Các ngành nghề mà tập đoàn kinh doanh đều bị chững lại do dịch bệnh. Đây là mức thua lỗ kỷ lục của doanh nghiệp này kể từ thời điểm năm 2011.
Nga Đỗ (t/h) - Theo SKCĐ