Theo Zingnew.vn, báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của Vietnam Alines không có thay đổi đáng kể về kết quả kinh doanh so với báo cáo tự lập. Năm 2019, doanh thu của hãng đạt 98.228 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.537 tỷ đồng, tăng nhẹ so với báo cáo tự lập. Tổng tài sản của Vietnam Airlines tại thời điểm 31/12/2019 đạt mức 76.455 tỷ đồng. Song báo cáo sau kiểm toán đã bổ sung thêm tình hình mà hãng phải chịu cho ảnh hưởng của khủng hoảng COVID-19.
Trong năm 2020, Thủ tướng đã chấp thuận phương án tái cơ cấu khoản đầu tư của doanh nghiệp vào hãng hàng không ở Cambodia Angkor Air. Hiện Vietnam Airlines đang triển khai việc thoái vốn. Đây là hãng hàng không của Campuchia mà Vietnam Airlines sở hữu 49% cổ phần. Phần còn lại thuộc về Chính phủ nước này.
Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng đã ký hợp đồng bám 5 máy bay A321 với tổng giá trị thanh lý khoảng 37 triệu USD. Hãng đang thực hiện bàn giao các máy bay này và dự kiến hoàn thành trước tháng 6/2020.
Tất cả tình hình trên của Vietnam Ailines được xác định là do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19. Nó đã tác động đến doanh thu cốt lõi của doanh nghiệp này từ hoạt động vận tải hàng không.
Vietnam Airlines chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19
Trước đó, ban giám đốc đã đánh giá ảnh hưởng tiềm tàng của COVID-19 đối với tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh, kèm theo đó, các kế hoạch thích hợp ngắn hạn và dài hạn để kiểm soát sự không chắc chắn. Theo đó, khả năng hoạt động liên tục của hãng sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và việc gia hạn các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp.
Trong báo cáo tài chính mới nhất, hãng cũng chỉ ra, nguy cơ các ngân hàng sẽ không tiếp tục cho vay theo yêu cầu của Vietnam Airlines và các công ty con. NGoài số vay ngắn hạn đến cuối năm 2020 là 3.517 tỷ đồng, để đảm bảo khả năng thanh toán trong năm 2020, Vietnam Airlines cần Nhà nước hỗ trợ 12.000 tỷ đồng và phải bắt đầu giải ngân từ tháng 4/2020.
Trước tình hình trên, doanh nghiệp đã gửi công văn kêu gọi Chính phủ đưa ra những hỗ trợ cần thiết, bao gồm việc cấp các khoản vay trong gói hỗ trợ của Chính phủ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dihcj bệnh, giảm thuế và các khoản ngân sách Nhà nước cũng như hỗ trợ trong vấn đề thương thảo với các bên cho vay/chủ nợ và các tổ chức khác nhằm gia hạn các khoản vay, giãn nghĩa vụ thanh hóa.
Theo báo cáo của Uye ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gửi Chính phủ, Vietnam Airlines là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Trong 3 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines ước đạt 19.212 tỷ đồng, giảm 6.712 tỷ so với cùng kỳ và lỗ 2.383 tỷ đồng.
Dự kiến cả năm 2020 nếu dịch kéo dài và kết thúc trong quý IV/2020, tổng doanh thu của Vietnam Airlines ước đạt 38.140 tỷ đồng, giảm 72.411 tỷ so với kế hoạch 2020 và ước lỗ 19.651 tỷ đồng.
Hiện nay, Vietnam Airlines đã cắt rất nhiều tuyến bay nội địa cũng như đường bay quốc tế để chống dịch COVID-19. Theo đó, lượng khách cũng giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử và doanh thu từ vận tải hàng không hao hụt nghiêm trọng. Vietnam Ailines đang đứng trước nhiều khó khăn nếu tình dịch dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Nga Đỗ (t/h) - Theo SKCĐ