"Sốt đất" bất thường ở Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Theo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), gần tuần qua có nhiều người mua bán đất nhưng chỉ bằng giấy tay mà chưa qua các cơ quan chức năng làm thủ tục chuyển nhượng.
Cao điểm nhất là 2 ngày vừa qua, ngay từ 4-5h sáng đã có hàng trăm "cò" đất xuất hiện tại những con đường dẫn vào khu đất mà một "ông lớn" đang tìm hiểu để đầu tư dự án công nghiệp - đô thị.
Theo đó, hiện nay, trên Quốc lộ 56, đoạn đường khoảng 2km từ khu vực chợ mới Bình Ba (xã Bình Ba) đến vòng xoay Suối Nghệ, huyện Châu Đức, tình trạng rao bán đất diễn ra tấp nập. Nhiều ô tô mang biển kiểm soát TPHCM, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương , Nghệ An, Hà Tĩnhvà Bà Rịa - Vũng Tàu dừng, đỗ 2 bên đường.
Mỗi lần thấy có người định tìm mua đất thì hàng chục người môi giới chạy ùa ra mời chào. Dọc 2 bên quốc lộ 56 hàng trăm xe máy, ô tô dừng để mua bán đất khiến nhiều điểm mất an toàn giao thông, buộc lực lượng CSGT, CSTT Công an H.Châu Đức yêu cầu giải tán.
Trao đổi với một số môi giới được biết, trước thông tin một tập đoàn BĐS lớn đang chuẩn bị đầu tư dự án quy mô hàng nghìn hecta tại địa phương này, thời gian hơn một tuần gần đây nhiều người dân trong xã đang rao bán đất vườn, nhà cửa nên đang tạo ra cơn sốt nóng.
Không phải nguồn vốn, điều gì đang dồn doanh nghiệp bất động sản vào đường cùng?
Từ cuối năm 2018 đến nay, một xu hướng mới xuất hiện trên thị trường bất động sản đó là các doanh nghiệp rời bỏ thị trường trọng điểm truyền thống và “ôm tiền” đi tỉnh, chấp nhận “bắt đầu lại” và tìm kiếm cơ hội ở những địa phương mới. Không thể phủ nhận nguồn cơn của sự dịch chuyển này là vì những tiềm năng và cơ hội đầu tư rất lớn của các địa phương. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn, nguyên nhân quan trọng có lẽ lại xuất phát từ chính môi trường đầu tư ở thị trường truyền thống là các trung tâm, đô thị lớn đang có nhiều rủi ro kìm hãm những chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Thực tế, những doanh nghiệp bám trụ lại thị trường lớn như Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng và đặc biệt là TP.HCM đang dần rơi vào cảnh kiệt quệ.
Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhiều doanh nghiệp giảm tốc trên đường đua là bởi tình trạng siết tín dụng đổ vào thị trường bất động sản, vấn đề nguồn vốn được cho là một trong những thách thức bủa vây các doanh nghiệp trong năm nay. Nhưng thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều đã và đang có cách để xoay xở nguồn vốn, tìm hướng đi riêng cho mình. Vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay đều đang liên quan đến thủ tục hành chính và pháp lý.
Tổng giám đốc Đại Phúc Land: "Cần một kế hoạch ứng phó để giảm thiểu tổn thất"
Đến thời điểm hiện tại, đại dịch Corona đã trở thành “mồi lửa” tiếp tục đẩy doanh nghiệp bất động sản phải đối mặt với những khó khăn mới.
Theo bà Hương Nguyễn, Tổng giám đốc Đại Phúc Land, các cơ quan Nhà nước cần phải nhanh chóng đánh giá mức độ thiệt hại mà đại dịch gây ra cho các ngành nghề, đặc biệt là bất động sản.
Bà Hương nhấn mạnh: "Chúng ta cần có một kế hoạch ứng phó để giảm thiểu tổn thất cao nhất. Chính phủ và các bộ ban ngành cần có báo cáo đầy đủ về mức độ tác động của dịch Corona đến các ngành nghề, thiệt hại dự tính có thể xảy ra. Mặc dù đến thời điểm hiện tại, khả năng kiểm soát dịch bệnh, phòng chống đang trong tầm kiểm soát. Nhưng rõ ràng, mức độ ảnh hưởng về tâm lý về hiệu quả kinh doanh của các ngành nghề là không nhỏ. Khi có đánh giá tác động của dịch bệnh lên các ngành kinh tế ngắn hoặc dài hạn, doanh nghiệp sẽ có giải pháp để ứng phó, điều chỉnh chiến lược phát triển, biện pháp.
Ví dụ, với bất động sản, tác động Corona đến phân khúc nào, lượng cung còn tồn đọng là bao nhiêu. Chính doanh nghiệp có định hướng phát triển cho sản phẩm của mình. Phía cơ quan Nhà nước cũng có biện pháp hỗ trợ để giải quyết hàng tồn kho...".
Mỏi mòn ngóng hành lang pháp lý condotel
Kể từ khi xuất hiện đến thời điểm hiện tại, “tên gọi” của condotel vẫn trở thành nỗi niềm đầy trăn trở và đau đáu. Năm 2014, hình thức condotel du nhập vào Việt Nam. Cùng với nhịp lên của thị trường bất động sản, condotel đã trở thành “đứa con lai” đầy ưu việt. Đánh đúng vào tâm lý thị trường nghỉ dưỡng, có thể tích hợp khả năng trải nghiệm đa thế hệ, vừa nghỉ dưỡng như sống trọn trong căn nhà của chính mình, condotel đã tạo ra sứt hút dòng vốn khổng lồ.
Nhắc đến sự sôi động của thị trường bất động sản trong giai đoạn phục hồi chắc chắn không thể không nhắc đến màn chào sân đầy ngoạn mục và ấn tượng của phân khúc “con lai” này. Thống kê của các tổ chức nghiên cứu bất động sản thời điểm đó cho thấy, tốc độ tăng trưởng của condotel là phi mã.
Theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs), chỉ tính riêng Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc và Hạ Long, trong giai đoạn 2015 - 2018 đã có khoảng 30.000 sản phẩm condotel được tung ra thị trường. Thời điểm đó, nguồn cung này được so sánh tương đương với tổng lượng sản phẩm đất nền - một sản phẩm đầu tư truyền thống tung ra trong vòng 10 năm vừa qua.
Tốc độ tăng trưởng đầy rực rỡ như vậy! Khả năng thanh khoản và hút dòng tiền tốt như vậy! Nhưng, đứa con lai condotel vẫn chưa một lần được “điểm mặt đặt tên” rõ ràng. Đã 5 năm trôi qua, các cuộc họp và chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước vẫn đi với tốc độ chậm đến nỗi… mãi chưa “khai sinh” ra hành lang pháp lý cho loại hình này.
Bất động sản Đà Nẵng tiếp tục khan hiếm nguồn cung
Anh Nguyễn Bảo H - Giám đốc một Công ty Địa ốc trên địa bàn Đà Nẵng cho biết, ngay từ cuối năm 2019, sau khi hoàn tất việc bán hàng tại các dự án mà Công ty đã “chạy” lại kèm theo nỗi lo không hề nhỏ khi không có dự án “gối đầu” trong năm tới.
Minh chứng điều này, anh H chia sẻ, thị trường bây giờ khác hẳn mọi năm bởi tính thanh lọc rất cao, từ điều kiện pháp lý đến đối tượng khách hàng. Với từng dự án khác nhau đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững và “chăm sóc” chu đáo từng khách hàng để nắm rõ nhu cầu.
"Thứ nữa, điều cốt yếu và mang tính quyết định là tính pháp lý của dự án, nhất là hiện nay những dự án đầy đủ pháp lý đến 90% lại càng khó tìm nguồn để phân phối” - anh H cho biết.
Câu chuyện thị trường bất động sản tại Đà Nẵng khan hiếm nguồn cung đã diễn ra không chỉ trong năm 2019 mà sẽ tiếp diễn trong năm 2020 theo dự đoán của nhiều chuyên gia khi thị trường đang thanh lọc gay gắt.