Thị trường phân bón trong nước kém sôi động do hiện tượng El Nino kéo dài và giá các mặt hàng nông sản giảm đã và đang tác động tiêu cực đến DPM nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành nói chung.
Khó khăn bủa vây
Doanh thu 9 tháng 2019 của DPM giảm 22,6% xuống còn 5.399 tỷ đồng chủ yếu do các nhà máy đạm u rê và NH3 tạm dừng bảo dưỡng và nhu cầu phân bón sụt giảm do hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, lợi nhuận ròng 9 tháng đầu năm 2019 của doanh nghiệp này giảm gần 73% xuống 151 tỷ đồng do giá khí đầu vào tăng 5,5%; lỗ từ nhà máy mới NH3-NPK với hiệu suất hoạt động thấp ở mức 27,6% và chi phí tài chính tăng gấp đôi.
Theo VCBS, sự bất lợi về thời tiết với hiện tượng El Nino kéo dài đ ảnh hưởng trực tiếp đến tnh hnh kinh doanh của DPM.
151 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2019 của DPM, giảm tới gần 73% so với thực hiện trong cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, giá của nhiều mặt hàng nông sản giảm gi đ tác động mạnh đến tâm lý lựa chọn cc sản phẩm phn bỉn của người nông dân. Theo đó, nông dân đang có xu hướng chuyển sang sử dụng các loại sản phẩm phân bón giá rẻ, thân thiện với môi trường, đặc biệt đối với sản phẩm NPK.
Ngoài ra, việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết FTA dẫn đến phân bón nhập khẩu tăng cao trong năm 2019, đặc biệt là NPK, khiến thị trường phân bón trong nước mất cân đối. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình hình sản xuất kinh doanh của DPM gặp khó khăn.
Tham vọng với kế hoạch năm 2020
Cơ cấu mặt hàng phân bón kinh doanh của DPM trong năm 2019 đa dạng hơn do có nhiều loại sản phẩm NPK tự sản xuất, có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chăm bón cho các thời kỳ khác nhau của cây trồng. Sau quá trình thâm nhập thị trường, NPK Phú Mỹ hiện đã có chỗ đứng khá tốt. Tuy nhiên với nhiều khó khăn bất lợi về thị trường và thời tiết sẽ là những thách thức không nhỏ đổi với hoạt động kinh doanh của DPM trong những năm tới.
Dù gặp khó khăn trong năm 2019, nhưng DPM đặt kế hoạch kinh doanh khá tham vọng trong năm 2020. Theo đó, DPM đặt kế hoạch doanh thu năm 2020 ước đạt 9.237 tỷ đồng, tăng 6,8% so với kế hoạch năm 2019; lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 433 tỷ đồng, gấp 2,5 lần kế hoạch năm 2019.
Được biết, để đạt được kế hoạch năm 2020, DPM đã thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo sản lượng ổn định, chất lượng cao, khai thác tốt các lợi thế cạnh tranh vốn có, phát triển các thị trường tiềm năng. Ngoài ra, DPM hiện cũng đang đẩy mạnh phát triển mảng hóa chất phục vụ lĩnh vực dầu khí.
Thách thức tiêu thụ
Thị trường phân bón trong nước đang có sự cạnh tranh gay gắt khiến việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, nhất là khi hàng giả, hàng nhái kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường. Để nâng cao cạnh tranh, DPM nói riêng và các doanh nghiệp ngành phân bón nói chung đã phải giảm giá bán, nhưng một số chi phí đầu vào có xu hướng tăng cao ảnh hưởng lớn đến giá vốn, làm cho biên lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh so với cùng kỳ. Đồng thời, lượng hàng tiêu thụ giảm, hàng tồn kho tăng, nên tiền vay ngân hàng vẫn tăng mạnh kéo theo chi phí lãi vay tăng cao.
Ngoài ra, DPM đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức kể từ khi nhà máy NPK – NH3 mở rộng đi vào hoạt động. Theo VCBS, nhà máy NPK – NH3 vẫn sẽ tiếp tục lỗ trong 2020 mặc dù DPM đã gia tăng thời gian khấu hao nhà máy từ 10 lên 15 năm. Giá trị khấu hao tương đương giảm từ 500 tỷ đồng xuống 350 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, theo VCBS, giá dầu FO thế giới có thể giảm trong năm 2020 do tác động của quy định về giới hạn nồng độ Sulphur trong nhiên liệu vận tải. Do đó, ít nhất trong 6 tháng đầu năm 2020, biên lợi nhuận gộp của DPM sẽ được cải thiện nhờ tác động từ yếu tố giá dầu FO thế giới.
Triển vọng ngành phân bón Việt
Ngành phân bón trong nước đang trong giai đoạn bão hòa, tốc độ tiêu thụ sụt giảm nhanh chóng. Giai đoạn 2001 – 2015, tốc độ tăng trưởng đạt từ 2,5% – 3,9%/năm và giảm còn 1,96%/năm trong 2016 – 2018. Trong năm 2019, nhu cầu phân bón trong nước giảm khoảng 1,2% so với năm 2018 do ảnh hưởng tiêu cực từ hiện tượng El Nino đến sản xuất nông nghiệp, trong đó nhu cầu phân NPK giảm mạnh nhất.
Theo FPTS, ngành phân bón Việt Nam trong ngắn hạn sẽ kém khả quan với các lý do sau: Thứ nhất, nhu cầu phân bón sụt giảm do ảnh hưởng của hiện tượng khí hậu El Nino đến sản xuất nông nghiệp. Thứ hai, cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành và với các sản phẩm ngoại nhập, trong khi các chính sách của Chính phủ chưa giúp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Trong trung hạn, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước sẽ phần nào tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp phân bón, tuy nhiên, thời điểm các chính sách được thông qua chưa rõ ràng, cần theo dõi thêm. Trong dài hạn, xu hướng nông nghiệp hữu cơ là hướng phát triển chung của thế giới và Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng thực phẩm và giảm tiêu cực tác động tới môi trường. Theo đó, các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng bền vững trong dài hạn là những doanh nghiệp tập trung đầu tư nghiên cứu - sản xuất các sản phẩm phân hữu cơ, phân vi sinh với quy mô thương mại đạt chất lượng cao và chi phí thấp.