Không chỉ làm xanh không gian, các loại cây nên trồng trong nhà hiện nay còn giữ vai trò thanh lọc không khí. Thế nhưng đặc biệt hơn, với 1 số cây cảnh phong thủy, chúng còn giúp mang lại tài vận, may mắn cho gia chủ khi trồng.

Không chỉ làm xanh không gian, các loại cây nên trồng trong nhà hiện nay còn giữ vai trò thanh lọc không khí. Thế nhưng đặc biệt hơn, với 1 số cây cảnh phong thủy, chúng còn giúp mang lại tài vận, may mắn cho gia chủ khi trồng.

Ảnh minh họa: Internet

Những ngày cuối năm, thời tiết lạnh khiến lượng bụi từ phương tiện giao thông, nhà máy, hoạt động sinh hoạt,… không khuếch tán được, bị giữ lại ở tầng không khí thấp, gây ra những “màn sương trắng” vào sáng sớm và chiều tối. Đáng nói là nồng độ bụi mịn PM 2.5 cao nhiều lần so với quy định, đe dọa sức khỏe của mọi người. Để giữ môi trường sống khỏi ô nhiễm, các bạn nên trồng những loại cây cảnh có tác dụng lọc bụi trong nhà.

Trong quá trình quang hợp, cây xanh có khả năng hấp thu khí CO2 và thải ra O2. Theo các chuyên gia, cần tối thiểu 2 cây xanh lớn để lọc và cung cấp oxy cho căn phòng 100m2. Cây xanh lọc bụi nhờ thu hút bụi lên bề mặt lá. Bạn nên lau sạch lá thường xuyên để có bề mặt thu hút bụi, giúp lọc không khí.

Cây lưỡi hổ

Loại cây này có biệt danh là “cây cho phòng ngủ”. Khả năng đặc biệt của loại cây này là hấp thu CO2 và thải O2 vào ban đêm (quá trình hô hấp của đa số cây xanh vào ban đêm là hấp thu O2 và thải CO2). Nhờ bề mặt lá có nhiều diện tích để hút bụi loại cây này cũng giúp lọc bụi trong không khí rất tốt. Cần tầm 6-8 cây Lưỡi hổ để tạo không gian sạch bụi và cung cấp oxy cho gia đình bạn.

Loại cây này còn được gọi là cây lá bỏng, thường được biết đến công dụng chữa bỏng. Cây Sống đời tích nước trong phần cây và lá, có khả năng điều hòa không khí. Tuy là loài cây dễ trồng,

Cây trầu bà

Là loại cây cảnh dễ trồng, sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường, bạn có thể đặt chậu Trầu bà ở trên nóc tủ, treo trên cửa sổ, treo ngoài ban công,… Những cành cây rủ nhẹ nhàng sẽ làm không gian sống thêm thơ mộng. Hoặc bạn cũng có thể đặt nó ở cạnh những thiết bị điện tử như: máy tính, máy in, tivi,… vì Trầu bà có khả năng hấp thụ tia bức xạ.

Cây lan Ý

Những bông hoa trắng mềm mại đầy tinh tế của lan Ý rất thích hợp để điểm xuyết 1 gốc phòng. Có lẽ, chính những cánh hoa mềm mại của Lan Ý mà nó đã trở thành biểu trưng cho “niềm hạnh phúc của người phụ nữ”. Tức khi trồng cây này, hạnh phúc và tình yêu sẽ lan tỏa khắp căn nhà.

Hơn thế nữa, theo NASA, lan Ý đứng đầu trong danh sách những cây cảnh trồng trong nhà có khả năng giúp loại bỏ benzen – hóa chất dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn; formaldehyde – có trong nhiều loại vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt; trichloroethylene – hóa chất dùng trong quá trình giặt khô và toluene.

Nha đam có khả năng hiển thị lượng ô nhiễm trong không khí vượt quá mức cho phép qua những đốm nâu trên thân cây. Chẳng những báo hiệu, nha đam còn có tác dụng tốt trong việc lọc không khí, loại bỏ các chất độc hại như fomandehit, benzene,…Ảnh minh họa: Internet

Cây dây nhện (Cỏ Lan Chi)

Một điều đặc biệt ở cỏ lan chi đó chính là khả năng làm sạch không khí của nó. Người ta nghiên cứu thấy chỉ với 1 chậu nhỏ lan chi, nó cũng đã có thể làm sạch không khí trong không gian lên đến 200m2. Ngoài ra, nó còn có thể chuyển hóa chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid.

Cỏ lan chi thích hợp trồng trong nhà. Nhưng cần cho cây ra nắng 1 lần/tuần (tránh ánh nắng gắt ban trưa từ 11h – 14h30) là cây đã có thể sống khỏe.

Trong phong thủy, lan chi được xếp vào loại cây cảnh mang lại may mắn, sự kiên trì và tài lộc cho con người.

Cây tuyết tùng

Còn gọi là cây bách Nhật Bản, loại cây này được ưa chuộng để làm bonsai cỡ nhỏ trong nhà. Cây này có ý nghĩa thiêng liêng trong văn hóa Nhật, người ta tin rằng các linh hồn ma quỷ và thần tiên đều cư ngụ bên trong cây. Cây tuyết tùng có khả năng chữa đau đầu và đau nửa đầu. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp oxy tươi mát, làm sạch không khí, cung cấp độ ẩm. Để cây phát triển tốt nhất, bạn cần tưới nước thường xuyên và đặt ở nơi có bóng mát.

Cây vạn niên thanh sống lâu năm mà vẫn xanh tốt, vào mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường vì thế được mọi người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Không những thế cây còn giúp làm sạch formaldehyde trong bầu không khí và rất dễ trồng. Ảnh minh họa: Internet

Cây sống đời

Loại cây này còn được gọi là cây lá bỏng, thường được biết đến công dụng chữa bỏng. Cây Sống đời tích nước trong phần cây và lá, có khả năng điều hòa không khí. Tuy là loài cây dễ trồng, nhưng bạn lưu ý không tưới nhiều nước và đặt ở nơi đón ánh nắng.

Cây dừa cảnh

Được mệnh danh là “máy lọc không khí”, cây dừa cảnh có thể lọc bụi bẩn mang đến bầu không khí sạch cho căn phòng. Cần khoảng 2 cây Dừa cảnh cao ngang vai để lọc không khí cho căn nhà. Để khả năng lọc bụi phát huy cao nhất, bạn nên lau lá thường xuyên. Đồng thời, nên mang cây ra ngoài trời khoảng 3-4 tháng/lần để cây xanh tươi.

Cây hồng môn

Một chút đỏ của những cánh hoa hồng môn sẽ tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho ngôi nhà của bạn. Đặc biệt, thời gian gần đây hồng môn rất được chuộng trồng thủy canh. Một chút đỏ của hoa, một chút vàng của nhụy, một chút xanh của lá và một chút trong veo của làn nước trong chậu thủy canh giúp Hồng Môn trở nên sinh động hơn bao giờ hết.

Cây có khả năng hấp thụ hiệu quả nhiều chất độc như xylen, toluene trong không khí và chuyển đổi chúng thành các chất vô hại.

Có lẽ chính màu đỏ bắt mắt của hồng môn mà trong phong thủy, loài cây này chẳng những tượng trưng cho tình yêu mà nó còn giúp mang đến may mắn cho chủ nhân của nó.

Loại cây này có biệt danh là “cây cho phòng ngủ”. Khả năng đặc biệt của loại cây này là hấp thu CO2 và thải O2 vào ban đêm (quá trình hô hấp của đa số cây xanh vào ban đêm là hấp thu O2 và thải CO2). Nhờ bề mặt lá có nhiều diện tích để hút bụi loại cây này cũng giúp lọc bụi trong không khí rất tốt. Cần tầm 6-8 cây Lưỡi hổ để tạo không gian sạch bụi và cung cấp oxy cho gia đình bạn. Ảnh minh họa: Internet

Cây nha đam

Nếu bạn cần một “chiếc máy” báo hiệu mức độ ô nhiễm của không khí thì nha đam là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Nha đam có khả năng hiển thị lượng ô nhiễm trong không khí vượt quá mức cho phép qua những đốm nâu trên thân cây. Chẳng những báo hiệu, nha đam còn có tác dụng tốt trong việc lọc không khí, loại bỏ các chất độc hại như fomandehit, benzene,…

Với những ai muốn có 1 tinh thần vững chắc, minh mẫn trong công việc thì nên trồng một cây nha đam trên bàn làm việc của mình.

Cây vạn niên thanh

Cây vạn niên thanh sống lâu năm mà vẫn xanh tốt, vào mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường vì thế được mọi người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Không những thế cây còn giúp làm sạch formaldehyde trong bầu không khí và rất dễ trồng.

Cây dương xỉ

Là loại cây có khả năng hấp thu các chất độc trong không khí như: thủy ngân, asen, formaldehyde,… Vì thế cây Dương xỉ được mệnh danh là máy lọc không khí tự nhiên hiệu quả nhất.

Theo NASA, lan Ý đứng đầu trong danh sách những cây cảnh trồng trong nhà có khả năng giúp loại bỏ benzen – hóa chất dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn; formaldehyde – có trong nhiều loại vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt; trichloroethylene – hóa chất dùng trong quá trình giặt khô và toluene. Ảnh minh họa: Internet

Cây phú quý (tên khoa học là Aglaonema modestum), là giống cây lai có nguồn gốc từ Indonesia. Loại cây này có nhiều tác dụng: sản xuất lượng lớn khí oxy, làm sạch không khí trong nhà bằng cách loại bỏ các hoá chất như fomandehit, benzene hoặc các chất độc khác. Lưu ý, nhựa và quả cây này có độc tố.

Trồng cây trong nhà, đặt nơi văn phòng giúp mang đến tài lộc dồi dào, tiền vào như nước, may mắn, suôn sẻ trong mọi việc.

Cách để cây cảnh trong nhà giúp gia tăng vượng khí

Trồng cây ở cửa sổ hướng ra phía đông để cây hứng nắng sáng, tốt cho sự phát triển của cây.

Trồng một vài cây ngoài nhà và đặt một số cây cảnh trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ vừa để trang trí, vừa giúp cân bằng sinh khí cho không gian nhà bạn.

Nên đặt cây cảnh phong thủy tại những vị trí trống trong nhà như cuối hành lang hay góc phòng khách, phòng ăn,… để vừa tạo nên sự cân đối về bố cục và không làm vướng víu tầm nhìn, sự di chuyển của mọi người.

Theo Tienphong.vn

https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nhung-loai-cay-trong-trong-nha-vua-loc-sach-khong-khi-vua-mang-tai-loc-cho-chu-1503073.tpo

Link nội dung: https://thuonghieuplus.vn/18026-2-a18026.html