Các CĐT có xu hướng không cam kết lợi nhuận mà nhà đầu tư vẫn hưởng lợi nhiều hơn từ cách này…
Bài học từ việc một vài chủ đầu tư không đảm bảo cam kết lợi nhuận của BĐS nghỉ dưỡng đã khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) thứ cấp trở nên e dè. Họ thận trọng hơn khi đi tìm những CĐT có chính sách kinh doanh với lợi nhuận bền vững.
Ông Dương Đức Hiển, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh Savills chỉ ra, thực tế, hai năm qua đã có rất nhiều NĐT rơi vào cảnh chủ đầu tư không trả lãi như cam kết, hoặc chậm trả lãi, kéo dài thời gian trả lãi khiến NĐT bị chôn vốn.
Hiện nay, thay vì tìm kiếm cam kết lợi nhuận cao trong ngắn hạn, chính sách kinh doanh hướng đến lợi ích bền vững trọn đời dự án cho NĐT được một số CĐT có kinh nghiệm theo đuổi.
Chẳng hạn, thay vì cam kết lợi nhuận, Tập đoàn Crystal Bay và các đối tác cam kết thuê lại trọn đời dự án. Mức tiền thuê Crystal Bay chi trả được tính theo tỷ giá đô la Mỹ, cùng điều khoản tiền thuê tăng 2% mỗi năm sau 2 năm đầu tiên. Thực chất đây là 1 cam kết song hành, đi đường dài tới trọn đời dự án với các khách hàng đồng hành.
Trong bối cảnh các dự án khác lấy cam kết lợi nhuận cao theo tiền Việt trong khoảng thời gian từ 5-10 năm, chính sách cam kết thuê lại trọn đời với tiền thuê trả theo tỷ giá USD là một chính sách khác biệt của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho NĐT.
Từ năm 2018, trên thị trường cũng đã xuất hiện xu hướng một số doanh nghiệp BĐS du lịch, nghỉ dưỡng không cam kết lợi nhuận mà thay vào đó thực hiện một số chính sách thực tế hơn với NĐT.
Tại Khánh Hòa, một chủ đầu tư đã đưa ra hai lựa chọn cho khách hàng khi mua dự án của mình là được tự vận hành hoặc ủy thác cho chủ đầu tư và đơn vị quản lý.
Trước đó, một dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng tại Phú Quốc đã đưa thêm cho khách hàng một lựa chọn không cam kết lợi nhuận bằng con số cụ thể. Lợi nhuận người mua thu được dựa trên tình hình kinh doanh thực tế. Như vậy, NĐT không cam kết lợi nhuận cố định mà chấp nhận chia sẻ lợi nhuận theo tỷ lệ với CĐT dựa trên doanh thu của dự án cũng là hướng đi bền vững.
Mua BĐS nghỉ dưỡng là “mua cả hệ sinh thái”, dòng tiền đầu tư mới ổn định
Theo các chuyên gia BĐS, BĐS du lịch là một “miếng bánh ngon” nhưng không phải ai cũng có thể “ăn”. Đầu tư BĐS du lịch khó khăn và thách thức hơn đầu tư nhà ở rất nhiều, không phải bán là xong, mà quan trọng hơn là vận hành thế nào cho hiệu quả.
Các chuyên gia lưu ý NĐT, sở hữu BĐS du lịch, nghỉ dưỡng là sở hữu cả một hệ sinh thái nghỉ dưỡng. Những giá trị gia tăng từ hệ sinh thái đó sẽ góp phần gia tăng giá trị sản phẩm. Sản phẩm BĐS du lịch, nghỉ dưỡng khác với sản phẩm BĐS nhà ở là ở đặc điểm này. Nếu không có hệ sinh thái thì BĐS du lịch, nghỉ dưỡng khó có thể thành công trong vận hành.
Như vậy, câu chuyện đường dài của BĐS du lịch, nghỉ dưỡng phụ thuộc rất nhiều vào cách CĐT vận hành, khai thác, quản lý dự án đó. Yếu tố này liên quan trực tiếp đến việc lấp đầy công suất buồng phòng. Lợi nhuận cam kết với NĐT có đạt hay không cũng phụ thuộc phần lớn vào yếu tố lấp đầy công suất buồng phòng.
Trên thị trường hiện nay đã có một số CĐT làm được điều này. Chẳng hạn, Tập đoàn Crystal Bay là CĐT có hệ sinh thái du lịch trọn vẹn. Các dự án Crystal Bay phát triển cung cấp hệ sinh thái tiện ích - giải trí - mua sắm ngay trong dự án. Tập đoàn này xác nhận ngay từ đầu các dự án được phát triển theo xu hướng All – in – one theo đòi hỏi về dịch vụ, tiện ích ngày càng khắt khe của du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, chỉ có những loại hình BĐS du lịch quy mô lớn, tích hợp All - in - one mới có thể đáp ứng và phục vụ được những nhu cầu ngày càng cao này.
Không chỉ phát triển BĐS du lịch thuần tuý, Tập đoàn Crystal Bay còn xây dựng cho mình một hệ sinh thái du lịch trọn vẹn gồm vận chuyển, lữ hành, vận tải, nghỉ dưỡng, giải trí mua sắm, thẻ kỳ nghỉ và thương hiệu quản lý BĐS du lịch Crystal Bay Hospitality. Điều này tạo nên sức cạnh tranh lớn trên thị trường du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời đảm bảo lợi nhuận bền vững, ổn định cho NĐT khi tham gia với CĐT.
TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, phân tích: việc chủ đầu tự tự quản lý, vận hành khách sạn mà không phải thuê ngoài, sẽ mang tới nhiều lợi ích bền vững: Vừa tiết kiệm chi phí cho khách hàng, vừa đảm bảo lợi nhuận cho chủ dự án và nhà đầu tư.
Bởi lẽ, theo tính toán của các chuyên gia trong ngành khách sạn, đối với các dự án phải thuê đơn vị quản lý chi phí phải chi trả lên đến 3-4%. Khi có năng lực tự quản lý – vận hành, toàn bộ khoản chi trả này sẽ chuyển thành lợi nhuận cho CĐT và NĐT.
Lê Hải - Theo phapluatplus.vn
Link nội dung: https://thuonghieuplus.vn/day-la-cach-cac-chu-dau-tu-bds-du-lich-dem-lai-loi-nhuan-ben-vung-cho-nha-dau-tu-a16054.html