Khi bóng đá tự làm ra tiền nuôi mình và phát triển

16/11/2019 08:55

Bóng đá tự làm ra tiền, tự nuôi chính mình là chuyện bình thường ở nhiều quốc gia có nền bóng đá chuyện nghiệp. Ở Việt Nam con đường xã hội hóa bóng đá đang đi đúng hướng khi bóng dá tự làm ra tiền nuôi chính mình

Bóng đá tự làm ra tiền, tự nuôi chính mình là chuyện bình thường ở nhiều quốc gia có nền bóng đá chuyện nghiệp. Ở Việt Nam con đường xã hội hóa bóng đá đang đi đúng hướng khi bóng dá tự làm ra tiền nuôi chính mình

Bóng đá tự làm ra tiền, tự nuôi chính mình là chuyện bình thường ở nhiều quốc gia có nền bóng đá chuyện nghiệp. Tuy nhiên ở Việt Nam, dù giải vô địch quốc gia được xây dựng thành giải đấu chuyên nghiệp nhiều năm qua nhưng hiện vẫn chưa có CLB nào sống bằng bóng đá được nhưng mức độ xã hội hóa đang chiếm tỷ lệ rất đáng kể ở các CLB.

Với đội tuyển quốc gia, từ nhiều năm qua Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), đã cố gắng thực hiện xã hội hóa nhưng mức độ vẫn còn khiêm tốn.

Khi bóng đá tự làm ra tiền nuôi mình và phát triển - Ảnh 1.

Tập đoàn Hưng Thịnh tài trợ lớn cho bóng đá Việt Nam. Ảnh: Ngô Nhung

Vài năm qua, đặc biệt từ khi HLV Park Hang-seo mang đến cho bóng đá Việt Nam một diện mạo mới với những thành tích rất ấn tượng, những ngày hội bóng đá tưng bừng qua những trận thắng làm nức lòng người hâm mộ của đội tuyển, đã làm nâng cao giá trị, thương hiệu cho bóng đá Việt Nam. Từ đó bóng đá Việt Nam đã thu hút được các nhà tài trợ lớn, có chất lượng để giúp bóng đá nước nhà phát triển một cách bền vững.

Hiện bóng đá Việt Nam đã có những nhà tài trợ lớn như Vinamilk, VinGroup, Kao Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh… Đó là những đơn vị kinh tế lớn, với chiến lược tài trợ dài hạn, có mục tiêu. Các nhà tài trợ không chỉ giúp cho bóng đá Việt Nam (cả nam và nữ) đủ tiền trả lương cao cho HLV, dàn trợ lý có chất lượng mà còn tập trung tài trợ chủ yếu cho công tác đào tạo, chuẩn bị lực lượng cho các giải đấu quốc tế từ năm 2019 - 2024, hướng đến mục tiêu lọt vào vòng chung kết Olympic 2024 và World Cup 2026.

Trong bóng đá nói riêng và trong thể thao nói chung, chuyện tài trợ là bình thường và là một trong những thuộc tính chuyên nghiệp của thể thao. Thể thao càng có thành tích cao thì mức độ tài trợ càng lớn. Các danh thủ như Messi, Ronaldo… đều có thu nhập quảng cáo, tài trợ khủng. Những đội tuyển bóng đá quốc gia có nền bóng đá phát triển như Argentina, Brazil, Pháp, Đức… luôn có những nhà tài trợ rất lớn, dư tiền để lo cho đội tuyển ở mức cao nhất.

Bóng đá phải làm ra tiền và bóng đá tự nuôi mình. Với nền bóng đá chưa phát triển như Việt Nam, muốn xã hội hóa ở mức cao thì phải có một nền bóng đá chất lượng. Điều này có vẻ như mâu thuẫn nhưng chúng ta đang làm được ở cấp độ đội tuyển bóng đá nam và nữ. Nếu duy trì được chất lượng đội tuyển như hiện nay, sẽ không thiếu các nhà đầu tư lớn.

Một vấn đề rất quan trọng khác là phải xây dựng cho được một giải vô địch quốc gia mạnh, có tính cạnh tranh cao, hấp dẫn. Các CLB phải sống được bằng bóng đá, phải có lãi thì mới hấp dẫn các nhà đầu tư, khi ấy các CLB mới lớn mạnh. Như một vòng tròn tương tác, khi có một giải vô địch quốc gia mạnh, các CLB mạnh lên thì chỉ có lợi cho đội tuyển quốc gia. Và khi ấy bóng đá đã được xã hội hóa hoàn toàn và phát triển đúng hướng…

Vĩnh Hy - Theo NLD

https://nld.com.vn/the-thao/khi-bong-da-tu-lam-ra-tien-nuoi-minh-va-phat-trien-20191115210809352.htm

Bạn đang đọc bài viết "Khi bóng đá tự làm ra tiền nuôi mình và phát triển" tại chuyên mục Thể thao. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về hòm thư thuonghieuplus.hcm@gmail.vn hoặc liên hệ hotline 0941996262.