Lâu nay, ngành thương mại điện tử Việt Nam vẫn được ví von là "cuộc đua đốt tiền" của các "ông lớn" bởi biên lợi nhuận vô cùng thấp. Nhiều doanh nghiệp đang phải gánh khoản lỗ lớn, thậm chí một số đã phải rút lui, đơn cử như trang thương mại điện tử Adayroi hay gần hơn là trang thương mại điện tử dành cho thời trang cao cấp LeFlair.

Bước tiến nhanh chóng

Thành lập vào tháng 7/2015, Shopee là nền tảng mua sắm trên thiết bị di động có trụ sở ở Singapore. Chiến lược của Shopee là tập trung vào thị trường Đông Nam Á gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Công ty chủ quản của Shopee là Garena nay là Sea (Singapore), được thành lập năm 2009. Từ doanh nghiệp phát hành game trực tuyến, Sea chuyển thành doanh nghiệp internet bằng cách mở thêm mảng thương mại điện tử Shopee và thanh toán trực tuyến AirPay.

Shopee đã đạt 1,2 tỷ đơn đặt hàng trong năm 2019, đem về doanh thu 17,6 tỷ USD.

Shopee đã đạt 1,2 tỷ đơn đặt hàng trong năm 2019, đem về doanh thu 17,6 tỷ USD.

Tại Việt Nam, Shopee chính thức ra mắt vào tháng 8/2016, theo iPrice, sàn thương mại điện tử này tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về lượng truy cập website, đạt trung bình 33,6 triệu lượt mỗi tháng. Con số này một phần nào đó cũng tương đồng với tốc độ lỗ tăng đột biến của Shopee trong những năm gần đây, với nguồn tài chính dồi dào từ công ty mẹ - SEA.

Shopee được sự hậu thuẫn của SEA (Singapore), mà SEA thì được Tencent sở hữu 40% cổ phần. Shopee đã được SEA tăng thêm hơn 1.200 tỷ đồng, tương đương 50 triệu USD cho vốn điều lệ của Shopee Việt Nam.

Tuy nhiên, ngay năm đầu tiên ra mắt, Shopee lỗ 164 tỷ đồng. Sang năm 2017, Shopee lỗ hơn 600 tỷ đồng và đến năm 2018, mức lỗ tăng gấp 3 lên 1.900 tỷ đồng.

Năm 2019, Shopee đã đạt 1,2 tỷ đơn đặt hàng, đem về doanh thu 17,6 tỷ USD. Mức lỗ EBITDA trên mỗi đơn hàng được điều chỉnh giảm xuống 0,86 USD so với mức 1,42 USD của năm trước. Tuy nhiên, Shopee vẫn công bố mức lỗ EBITDA là 1 tỷ USD vào năm 2019.

Điểm đáng chú ý là, liên tục ghi nhận lỗ nhưng trong thời gian qua Shopee chưa hề phát sinh doanh thu. 

Shopee, nhờ lượng tiền lớn, cạnh tranh tốt trên mọi mặt trận. Năm ngoái, nền tảng này giới thiệu tính năng Shopee Live trong tháng 3, quảng bá với Cristiano Ronaldo trong tháng 9, tổ chức Shopee Show trong tháng 11 rồi hợp tác giao hàng nhanh với Grab trong tháng 12. Theo iPrice, trong bối cảnh SEA Limited đạt doanh thu năm 2019 tăng 152% so với năm ngoái thì Shopee chắc hẳn sẽ còn tiến xa. Bởi một lý do đơn giản, họ có nhiều tiền để "đốt".

Thách thức ngôi vương

Thị trường thương mại điện tử trong năm 2019 đã chứng kiến nhiều cột mốc quan trọng với xu hướng tích cực. Cụ thể theo báo cáo của Google - Temasek, TMĐT Việt Nam năm 2019 đạt 5 tỷ USD, tăng 81% so với 4 năm trước, và được mong đợi đạt 23 tỷ USD trong năm 2025.

Tuy đang đứng vị trí số 1 trong các sàn thương mại điện tử tại Việt nam nhưng Shopee đang nhận cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ như Lazada khi nền tảng này liên tục nhận vốn đầu tư từ Alibaba.

Mặc dù Shopee dẫn đầu về số lượng người theo dõi và tải về ở Đông Nam Á, Lazada có lượng người dùng hàng tháng dẫn đầu tại Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippines.

Xét riêng về sàn thương mại điện tử (website bán hàng cho bên thứ ba) thì Tiki và Sendo là đơn vị nội địa nhiều tiềm năng nhất, đối chọi lại với hai công ty toàn cầu Lazada và Shopee. Trong báo cáo e-Conomy SEA 2019, Sendo và Tiki được Google đánh giá là có tiềm năng trở thành những kỳ lân công nghệ trong tương lai. Gần đây, giới trong ngành có những suy đoán về Tiki và Sendo về chung một nhà, xuất phát từ nguồn tin DealstreetAsia cho biết họ đang đàm phán về việc sáp nhập. 

Theo iPrice, các công ty thương mại điện tử nội địa Việt Nam có một phần lợi thế nhờ dân số trẻ, đội ngũ công nghệ có tài. Người dân cũng tiếp cận với thương mại điện tử quốc tế muộn và ít hơn so với các nước trong khu vực (do rào cản ngôn ngữ). Đây cũng là 1 trong những trở ngại với công ty toàn cầu như Shopee.

Cuộc chơi thương mại điện tử dù thay đổi nhưng vẫn xoay quanh theo phương thức "đốt tiền". Điểm khác là tiền được đốt vào những dự án mới, những cách thức thu hút người dùng mới. Và dù thị trường đã dần được định hình, cuộc chiến này dường như còn gay gắt hơn trước.

Với động thái sáp nhập của Tiki và Sendo, thị trường thương mại điện tử từ cuộc đua tứ mã sẽ chuyển sang cuộc đua tam mã Shopee - Lazada - Tiki + Sendo, hình thành thế chân vạc. "Chúng tôi tin rằng, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã bước vào giai đoạn tập trung thị phần vào 4 doanh nghiệp mạnh nhất. Thời gian tới, sự cạnh tranh giữa 4 doanh nghiệp sẽ gay gắt hơn nữa. Các thương vụ M&A sẽ diễn ra, để rồi chỉ còn 2 - 3 cái tên trụ lại, chiếm thị phần lớn nhất”, ông Yoshihiro Ishawata, Phó chủ tịch Quỹ đầu tư SBI Venture Capital dự báo.

Hiện tại Shopee đang theo đuổi mô hình Marketplace. Theo đó, các sàn vừa tự doanh và vừa mở cho các shop tự kinh doanh. Cách làm này giúp đa dạng sản phẩm dịch vụ trong thời gian ngắn mà không cần quá nhiều vốn đầu tư. Nhưng đó là đối với các công ty thừa tiền.

Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính, trong năm 2019, Sea Group ghi nhận mức doanh thu đạt 2,9 tỷ USD, tăng mạnh so với 1 tỷ USD năm 2018. Tuy nhiên, lỗ ròng tăng lên 1,46 tỷ USD, tăng 57 % từ năm trước. Hiện tại, Garena vẫn là mảng kiếm tiền còn Shopee là mảng đốt tiền trong hệ sinh thái kinh doanh của SEA Ltd.

Báo cáo tài chính đầy đủ năm 2019 mà Sea Ltd công bố gần đây cho thấy những khoảng cách rõ ràng về tình hình hoạt động của mảng game Garena và mảng thương mại điện tử Shopee.

Trong khi Garena có về lợi nhuận cao, Shopee lại là cỗ máy đốt nhiều tiền của SEA. Nhiều chuyên gia cho rằng SEA nên tách hai mảng kinh doanh thành hai công ty độc lập để từ đó Garena có thể đạt được tối đa triển vọng, theo Tech In Asia.Trong năm 2019, tổng giá trị hàng hoá giao dịch (GMV) mà Shopee đạt được tăng 71% để chạm mốc 17,6 tỉ USD. Doanh thu sau điều chỉnh tăng 224% lên mức 942 triệu USD khi Shopee nỗ lực kiếm tiền từ GMV ngày càng phình to.