Đâu là sự thật về sữa bột chứa chất gây ung thư cho trẻ em

22/12/2020 18:03

Ngày nay, công nghệ số ngày càng phát triển, kéo theo mạng xã hội trở thành công cụ không thể thiếu giúp mọi người tìm kiếm thông tin hữu ích một cách nhanh chóng, nhất là các bà mẹ bỉm sữa đang nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, cũng chính vì sự tiện lợi này mà mang đến một vài hệ lụy và phiền toái. Vậy sự thật là gì?

Ngày nay, công nghệ số ngày càng phát triển, kéo theo mạng xã hội trở thành công cụ không thể thiếu giúp mọi người tìm kiếm thông tin hữu ích một cách nhanh chóng, nhất là các bà mẹ bỉm sữa đang nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, cũng chính vì sự tiện lợi này mà mang đến một vài hệ lụy và phiền toái. Vậy sự thật là gì?

Một vài trang không chính thống, gần đây lan truyền thông tin liên quan đến 9 loại sữa bột đang được người tiêu dùng ở Việt Nam ưa chuộng, có chứa những chất có khả năng gây ung thư cao cho trẻ. Những thông tin lan truyền đó, có minh hoạ cụ thể một số hình ảnh sữa công thức đến từ các thương hiệu sữa nổi tiếng trong nước và sữa nhập khẩu từ nước ngoài đang được tiêu thụ tại Việt Nam. Điều này làm cho người tiêu dùng, đặc biệt là các bà mẹ bỉm sữa đang nuôi con nhỏ, vô cùng hoang mang.

Cụ thể trang đó dẫn chứng ngày 17/8/2020, Hội đồng Người tiêu dùng Hồng Kông công bố kết quả nghiên cứu về an toàn và chất lượng dinh dưỡng trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức cho biết đã phát hiện 15 mẫu sản phẩm dinh dưỡng công thức có chứa 3-Monochloropropane-1,2-diol (3-MCPD) và 9 mẫu có chứa glycidyl este (GE) là các chất có thể gây ung thư.

Để làm rõ thông tin trên Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, Việt Nam đã có văn bản gửi cơ quan chức năng Hồng Kông đề nghị được cung cấp thông tin liên quan về việc phát hiện 9 loại sữa bột trẻ em chứa chất gây ung thư tại Hồng Kông (Trung Quốc) như một số báo đã đưa tin.  Để tháo gỡ những hiểu lầm cho người tiêu dùng mà các trang thông tin không chính thống đã chia sẻ, PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục ATTP, Bộ Y Tế cho biết trang web chính thức của hệ thống cảnh báo quốc tế về ATTP chưa có thông tin về sự việc trên. Kết quả tra cứu thông tin về quy định hàm lượng 3-MCPD cho thấy Việt Nam chưa có quy định về 3-MCPD trong sữa công thức, chỉ có quy định hàm lượng chất này trong nước tương và trong danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) cũng không có quy định về thành phần 3-MCPD trong sữa công thức.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế.[/caption]

Cục ATTP khẳng định cơ quan này đang tra cứu thêm tiêu chuẩn của Mỹ và EU, đồng thời đợi thông báo chính thức từ Hồng Kông (Trung Quốc). Ngày 21/8/2020, trên trang web chính thức của Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cũng đã chia sẻ thông tin chính thức trên website tại đây.

Điều đáng nói ở đây, là thông tin về sữa công thức chứa hàm lượng chất có thể gây ung thư tại Hồng Kông được nói cách đây đã lâu và sự việc đó đã được Cục ATTP, Bộ Y tế phản hồi chính thức, tuy nhiên gần đây thông tin gây hoang mang này lại được đăng tải lại trên các trang ẩn danh không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, nội dung bài viết còn được sửa đổi là ở Việt Nam, không biết người đăng có ý đồ gì không? mà nhiều hình ảnh sữa công thức và hình ảnh thương hiệu sữa trong nước và sữa nhập khẩu được đưa lên trang cảnh báo. Tìm hiểu thông tin hình ảnh từ các trang không chính thống đó cho thấy các hình ảnh minh hoạ đều được lấy trong bài viết trên một website ở Việt Nam từ năm 2016 với nội dung nói về các loại sữa phổ biến trên thị trường có thể dùng cho trẻ thiếu men G6PD và không có liên quan đến nội dung sự việc xảy ra tại Hồng Kông.

[caption id="attachment_59811" align="aligncenter" width="680"]

Hình ảnh minh hoạ trên trang không rõ nguồn gốc là ảnh đã đăng từ 2016, cụ thể link  http://sanglocsosinh.vn/tai-lieu-khoa-hoc/chon-sua-nao-cho-tre-mac-benh-thieu-men-g6pd-162.html  )

Từ những dẫn chứng trên, cho thấy các trang website đã sử dụng hình ảnh và thông tin sai sự thật nhằm hạ uy tín của các thương hiệu sữa và gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng, nhất là các bà mẹ bỉm sữa đang sử dụng mạng xã hội như một kênh tham khảo để nuôi dậy con cái. Ông Nguyễn Văn Nam, một chuyên gia bảo mật nhận định. “Thông tin sai lệch có thể được lan truyền trên mạng với nhiều lý do. Trong một số trường hợp, các thông tin này được chia sẻ một cách ngẫu nhiên bởi những người không biết rõ đó là các thông tin sai sự thật. Trong một số trường hợp khác, thông tin được chủ ý tạo ra với mục đích xấu nhằm gây ảnh hưởng tới một thương hiệu, một con người hoặc thậm chí là cả một quốc gia.”

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ ngày một cao, người tiêu dùng dần trở nên phụ thuộc nhiều vào các trang mạng xã hội và dễ dàng bị ảnh hưởng, thậm chí tổn thương từ các thông tin sai lệnh, xuyên tạc và bôi nhọ mà nó mang lại. Để dẹp bỏ các trang không chính thống và các thông tin sai lệnh ngày một khó, bởi sự biến tướng khôn lường và ý đồ của những đối tượng sử dụng trang mạng như một công cụ chống phá. Và điều khó khăn cho các cơ quan chức năng là các trang không chính thống này thường có máy chủ đặt tại nước ngoài, rất khó quản lý. Nhằm loại bỏ những thông tin độc hại đó, chúng ta nên là những độc giả và người tiêu dùng thông thái, sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, biết lọc bỏ những thông tin sai lệch và gây nhiễu bằng cách không chia sẻ, không bình luận, thậm chí sử dụng công cụ báo cáo thông tin độc hại (report) và ẩn tin để các đối tượng không thể đạt được mục đích.

Khi tiếp xúc với tin tức trên mạng xã hội, điều quan trọng nhất là không nên vội vã hùa theo, chia sẻ bài viết, hình ảnh, trước khi muốn chuyển tiếp hoặc muốn bình luận, mỗi người cần nhìn nhận, đánh giá chính xác, khách quan, đặc biệt cần kiểm chứng thông tin qua những nguồn chính thông tin cậy từ, bảo đảm thông tin tiếp nhận là đúng sự thật.

Theo Hoàng Linh/DNTH

Bạn đang đọc bài viết "Đâu là sự thật về sữa bột chứa chất gây ung thư cho trẻ em" tại chuyên mục Đời sống. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về hòm thư thuonghieuplus.hcm@gmail.vn hoặc liên hệ hotline 0941996262.